Lý thuyết bài 2 chương 8: Tam giác bằng nhau SGK Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2 về sẽ giúp các em trả lời câu hỏi: Hai tam giác bằng nhau khi nào? Các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác? lớp 7 dễ dàng.
* Chú ý:
- Khi vẽ hai tam giác bằng nhau, các cạnh hoặc các góc bằng nhau được đánh dấu bởi những kí hiệu giống nhau.
- Khi dùng kí hiệu hai tam giác bằng nhau, ta phải viết các đỉnh tương ứng theo cùng thứ tự.
* Ví dụ: Cho hai tam giác ABC và DEF là hai tam giác bằng nhau.
Kí hiệu là ∆ABC = ∆DEF.
Khi đó ta có:
AB = DE; BC = EF; AC = DF;
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
* Ví dụ: Cho hình sau:
Xét ∆ABC và ∆CDA có:
AB = CD (gt);
Cạnh AC chung;
BC = AD (gt)
Vì vậy: ∆ABC = ∆CDA(c.c.c).
Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
* Ví dụ: Xét hai tam giác sau:
Xét ∆ABC và ∆FDE ta có:
AB = FD (gt);
(gt)
AC = FE (gt)
Vì vậy: ∆ABC = ∆FDE (c.g.c).
Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
* Ví dụ: Cho hình sau:
Xét ∆MNP và ∆PQM ta có:
(gt)
Cạnh MP chung;
(gt)
Vì vậy: ∆MNP = ∆PQM (g.c.g).
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (theo trường hợp c.g.c).
* Ví dụ: Cho hình vẽ:
Xét ∆ABC và ∆EDF ta có:
AC = EF (gt);
AB = DE (gt)
Vì vậy: ∆ABC = ∆EDF (c.g.c)
Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (theo trường hợp g.c.g).
* Ví dụ: Cho hình sau:
Xét ∆ABC vuông tại B và ∆DEF vuông tại E, ta có:
AB = DE (gt);
Vì vậy: ∆ABC = ∆DEF (g.c.g).
Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
* Ví dụ: Cho hình vẽ:
Xét ∆ABC và ∆DBC đều vuông tại B có:
AC = DC (gt);
Cạnh BC chung.
Vì vậy: ∆ABC = ∆DBC (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Hai tam giác bằng nhau khi nào? Các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác? bài 2 Chương 8 Toán lớp 7 Chân trời ST Tập 2 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.