Giải Sinh 12 trang 39 Chân trời Sáng tạo

08:31:4417/07/2024

Chi tiết lời giải Sinh 12 trang 39 Chân trời sáng tạo bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể, cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả tốt.

Câu hỏi 9 Sinh 12 trang 39 Chân trời sáng tạo:

Quan sát Hình 5.9, hãy mô tả cơ chế hình thành thể tam bội và thể tứ bội. Bộ nhiễm sắc thể của hai thể đột biến này có gì khác nhau?

Sinh 12 trang 39 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 9

Giải Câu hỏi 9 trang 39 Sinh 12:

Thể tam bội (3n):

• Sự kết hợp của giao tử n và giao tử 2n:

- Do rối loạn trong giảm phân, một cặp NST không phân li ở một trong hai cơ quan sinh dục tạo ra giao tử n hoặc 2n.

- Giao tử n kết hợp với giao tử 2n trong thụ tinh tạo hợp tử 3n.

• Sự không phân li của tất cả NST ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n:

- Hợp tử 2n do đột biến không phân li tạo thành hợp tử 3n.

Thể tứ bội (4n):

• Sự kết hợp của hai giao tử 2n:

- Do rối loạn trong giảm phân, tất cả các cặp NST không phân li ở cả hai cơ quan sinh dục tạo ra giao tử 2n.

- Hai giao tử 2n kết hợp trong thụ tinh tạo hợp tử 4n.

• Sự không phân li của tất cả NST ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n:

- Hợp tử 2n do đột biến không phân li tạo thành hợp tử 4n.

• Sự nhân đôi NST nhưng không phân li trong nguyên phân:

- Một tế bào 2n nhân đôi NST nhưng không phân li tạo tế bào 4n.

- Tế bào 4n này phát triển thành cơ thể tứ bội.

Câu hỏi 10 Sinh 12 trang 39 Chân trời sáng tạo:

Quan sát Hình 5.10, hãy mô tả cơ chế hình thành thể dị đa bội. Từ đó, hãy cho biết ưu điểm của thể dị đa bội.

Sinh 12 trang 39 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 10

Giải Câu hỏi 10 trang 39 Sinh 12:

• Cơ chế hình thành thể dị đa bội: Lai hai sinh vật khác loài tạo ra con lai mang 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội của 2 loài, sau đó con lai này được đa bội hóa thành thể song lưỡng bội.

• Ưu điểm của thể dị đa bội:

Tăng sự đa dạng gene: Thể dị đa bội được kết hợp các gen từ nhiều nguồn khác nhau, tạo ra sự đa dạng gen di truyền. 

Tăng hiệu suất lai tạo: Thay vì chọn lọc từng đặc tính một, thể dị đa bội cho phép kết hợp các đặc tính mong muốn trong một lần lai tạo. Điều này giúp tăng hiệu suất lai tạo và giảm thời gian cần thiết để tạo ra giống mới.

Luyện tập Sinh 12 trang 39 Chân trời sáng tạo:

Phân biệt đột biến lệch bội và đột biến đa bội.

Giải Luyện tập trang 39 Sinh 12:

Ta có bảng phân biệt như sau:

Đột biến lệch bội

Đột biến đa bội

Sự biến động số lượng NST xảy ra ở một vài cặp NST Sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp NST
Số lượng NST trong mỗi cặp có thể tăng hoặc giảm Số lượng NST trong mỗi cặp chỉ có tăng 1 số nguyên lần bộ đơn bội
Thường có ảnh hưởng bát lợi đến thể đột biến và thường có kiểu hình không bình thường Thường có lợi cho thể đợt biến vì thể đa bội thường sinh trưởng, phát triển mạnh, chống chịu tốt
Thể lệch bội thường mất khả năng sinh sản hữu tính do khó khăn trong giảm phân tạo giao tử Thẻ đa bội chẵn sinh sản hữu tính bình thường còn thể đa bội lẻ mới khó khăn trong sinh sản hữu tính
Thể lệch bội có thể gặp ở cả động vật và thực vật Thể đa bội thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật
Do sự không phân li của một vài cặp NST trong phân bào Sự không phân li của tất cả NST trong phân bào.

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Sinh 12 trang 39 Chân trời Sáng tạo bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem thêm giải bài tập Sinh 12 Chân trời sáng tạo

Giải Sinh 12 trang 32 Chân trời Sáng tạo

Giải Sinh 12 trang 33 Chân trời Sáng tạo

Giải Sinh 12 trang 34 Chân trời Sáng tạo

Giải Sinh 12 trang 35 Chân trời Sáng tạo

Giải Sinh 12 trang 36 Chân trời Sáng tạo

Giải Sinh 12 trang 37 Chân trời Sáng tạo

Giải Sinh 12 trang 38 Chân trời Sáng tạo

Giải Sinh 12 trang 39 Chân trời Sáng tạo

Giải Sinh 12 trang 40 Chân trời Sáng tạo

Giải Sinh 12 trang 41 Chân trời Sáng tạo

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác