Dạng toán tìm m để đường thẳng tiếp xúc với đường tròn là một trong những dạng toán phổ biến.
Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn khi nào? Cách tìm m để đường thẳng tiếp xúc với đường tròn ra sao? sẽ được KhoiA.Vn giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.
• Ở Toán lớp 9. Khi cho đường tròn (O; R) và một đường thẳng Δ bất kì. Gọi d là khoảng cách từ tâm O của đường tròn đến đường thẳng Δ, khi đó ta đã biết.
Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn khi d = R
Khi đó, đường thẳng và đường tròn có một điểm chung và khoảng cách d = OH = R.
Đường thẳng Δ được gọi là tiếp tuyến của đường tròn tâm O và điểm H là tiếp điểm.
* Lưu ý: d < R thì đường thẳng cắt đường tròn tại 2 điểm; d > R thì đường thẳng và đường tròn không giao nhau.
• Ở Toán lớp 10.
Cho đường tròn (C) tâm I( a;b) bán kính R và đường thẳng Δ.
Đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (C) khi và chỉ khi : d(I, Δ)= R
* Lưu ý: Cho đường thẳng Δ: ax + by + c= 0 và điểm M(x0; y0) .
Khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng Δ là:
Dưới đây là một số ví dụ về cách tìm m để đường thẳng tiếp xúc với đường tròn
* Ví dụ 1: Tìm m để đường thẳng (Δ): 4x + 3y + m = 0 tiếp xúc với đường tròn x2 + y2 – 9 = 0.
* Lời giải:
Đường tròn x2 + y2 – 9 = 0 có tâm I(0; 0) và bán kính R = 3.
Khoảng cách từ tâm I(0; 0) đến đường thẳng (Δ) là:
Để đường thẳng Δ tiếp xúc với đường tròn khi và chỉ khi: d(I;Δ)= R
Vậy m = ±15 là giá trị cần tìm
* Ví dụ 2: Cho phương trình x2 + y2 – 4x + 2my + m2 = 0. Tìm m để đường tròn tiếp xúc với trục hoành Ox.
* Lời giải:
Xét x2 + y2 – 4x + 2my + m2 = 0 có a = 2; b = –m và c = m2
⇒ a2 + b2 – c = 4 + m2 – m2 = 4 ⇒ R = 2 (vì )
Tâm I của đường tròn có tọa độ I(2; –m)
Vậy đường tròn tiếp xúc với Ox (y = 0) khi và chỉ khi:
Vậy với m = ±2 thì đường tròn tiếp xúc với trục Ox.
Trên đây KhoiA.Vn đã giúp các em giải đáp câu hỏi: Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn khi nào? cách tìm m để đường thẳng tiếp xúc với đường tròn như thế nào? Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.