Lý thuyết bài 2 chương 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn SGK Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo Tập 1 sẽ giúp các em trả lời câu hỏi: Bất phương trình bậc nhất một ẩn là gì? và cách giải? lớp 9 dễ dàng.
Bất phương trình dạng ax + b > 0 (hoặc ax + b < 0, ax + b ≥ 0, ax + b ≤ 0), vớia, b là hai số đã cho và a ≠ 0, được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn (ẩn x).
* Ví dụ 1:
• Bất phương trình 3x + 2024 < 0 là phương trình bậc nhất một ẩn với a = 3 ≠ 0; b = 2024
• Bất phương trình 0x + 2 < 0 không phải là phương trình bậc nhất một ẩn vì a = 0.
• Bất phương trình −5x + 1 ≤ 0 là phương trình bậc nhất một ẩn với a = −5 ≠ 0; b = 0.
• Bất phương trình x4 ≥ 0 không phải là phương trình bậc nhất một ẩn vì vì x4có bậc là 4.
Với bất phương trình bậc nhất có ẩn là x, số x0 được gọi là một nghiệm của bất phương trình nếu ta thay x = x0 thì nhận được một khẳng định đúng.
Giải bất phương trình là tìm tất cả các nghiệm của nó.
* Ví dụ 2: Trong hai giá trị x = –2 và x = 4, giá trị nào là nghiệm của bất phương trình 2x – 3 ≥ 0.
Lời giải:
• Thay x = –2 vào bất phương trình 2x – 3 ≥ 0, ta được 2 . (–2) – 3 ≥ 0 là khẳng định sai.
Nên x = –2 không là nghiệm của bất phương trình đã cho.
• Thay x = 4 vào bất phương trình 2x – 3 ≥ 0, ta được 2 . 4 – 3 ≥ 0 là khẳng định đúng.
Nên x = 4 là nghiệm của bất phương trình đã cho.
Vậy trong hai giá trị đã cho thì x = 4 là nghiệm của bất phương trình 2x – 3 ≥ 0.
Xét bất phương trình ax + b > 0 (a ≠ 0).
– Cộng hai vế của bất phương trình với −b, ta được bất phương trình: ax > −b.
– Nhân hai vế của bất phương trình nhận được với
+ Nếu a > 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là:
+ Nếu a < 0 thì nhận được nghiệm của bất phương trình đã cho là:
Với các bất phương trình ax + b < 0, ax + b ≥ 0, ax + b ≤ 0, ta thực hiện các bước giải tương tự.
* Ví dụ 3. Giải bất phương trình: 3x + 7 < 0.
Lời giải:
Ta có: 3x + 7 < 0
3x < –7
Vậy nghiệm của bất phương trình là:
* Chú ý: Bằng cách sử dụng các tính chất của bất đẳng thức, ta có thể giải một số bất phương trình đưa được về bất phương trình bậc nhất một ẩn.
* Ví dụ 4: Giải bất phương trình: 2x – 5 < –6 – x.
Lời giải:
Ta có: 2x – 5 < –6 – x
2x + x < –6 + 5
3x < –1
Vậy nghiệm của bất phương trình là:
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn là gì? và cách giải? Toán lớp 9 bài 2 Chương 2 Chân trời ST Tập 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.