Bài viết liên quan

Bài tập về Lipit và Chất béo có lời giải - Hóa 12 bài 2

16:13:0606/07/2021

Sau nội dung lý thuyết về liphit, chất béo và tính chất hóa học, tính chất vật lý của chất béo, chúng ta sẽ vận dụng kiến thức này để giải các bài tập về chúng.

Dưới đây là một số bài tập cơ bản về lipit và chất béo và lời giải để các em tham khảo.

Lý thuyết về Lipit, chất béo, tính chất hóa học, vật lý của chất béo - Hóa 12 bài 2

* Bài 1 trang 11 SGK Hóa 12: Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho ví dụ minh họa?

> Lời giải:

+ Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo, gọi chung là triglixerit.

+ Công thức cấu tạo chung của chất béo là: 

 với R1, R2, R3 là gốc hidrocacbon, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

+ Dầu ăn và mỡ động vật đều là este của glixerol và các axit béo. Chúng khác nhau ở chỗ:

 - Dầu ăn thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon không no, chúng ở trạng thái lỏng. Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5

 - Mỡ động vật thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon no, chúng ở trạng thái rắn. Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5

* Bài 2 trang 11 SGK Hóa 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo là este của glixerol và các axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.

> Lời giải:

- Đáp án: C.Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

 Vì: Dầu ăn là chất béo, còn mỡ bôi trơn là các hiđrocacbon.

* Bài 3 trang 11 SGK Hóa 12: Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các trieste có thể có của hai axit trên với glixerol.

> Lời giải:

- Các công thức trieste có thể có:

    

   

* Bài 4 trang 11 SGK Hóa 12: Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.

> Lời giải:

- Số mol KOH là: nKOH = 0,003. 0,1 = 0,0003 (mol)

- Khối lượng KOH cần dùng là mKOH = 0,0003.56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)

- Trung hòa 2,8 gam chất béo cần 16,8 mg KOH

⇒ Trung hòa 1 gam chất béo cần x mg KOH ⇒ x = 16,8/2,8 = 6.

⇒ Vậy chỉ số axit của mẫu chất béo trên là 6.

* Bài 5 trang 12 SGK Hóa 12: Tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.

> Lời giải:

- Chỉ số axit của mẫu chất béo tristearoylglixerol trên là 7. Nghĩa là cần 7mg KOH (= 0,007g KOH) trung hòa axit tự do trong 1g chất béo.

⇒ nKOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 mol

⇒ naxit stearic = nKOH = 0,125.10-3 mol

(axit stearic: C17H35COOH) ⇒ maxit stearic = 0,125.10-3.284 = 35,5.10-3g

⇒ Lượng tristearoylglixerol (C17H35COO)3C3H5 có trong 1g chất béo là:

 1- 35,5.10-3 = 0,9645 g

 

- Phương trình phản ứng:

(C17H35COO)3C3H5 + 3KOH → 3C17H35COOK + C3H5(OH)3

⇒ nKOH = 3.n(C17H35COO)3C3H5 = 3.1,0837.10-3 = 3,2511.10-3 mol

⇒ Số g KOH tham gia xà phòng hóa:

 mKOH = 3,2511.10-3. 56 ≈ 182.10-3g = 182mg

⇒ Chỉ số xà phòng hóa: 182 + 7 = 189.

Trên đây là nội dung bài tập về lipit và chất béo, Khoia.vn hy vọng qua bài viết này các em có thể hiểu rõ, nhận dạng được các dạng bài tập và có phương pháp giải phù hợp. Mọi góp ý để bài viết được tốt hơn, các em hãy để lại dưới phần nhận xét, khoia xin cảm ơn.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác