Bài tập về Glucozơ: Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 152 SGK Hóa lớp 9 bài 50

03:53:3525/09/2021

Sau khi đã tìm hiểu về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, tính chất hóa học và các ứng dụng của Glucozơ ở bài viết trước.

Bài này chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức lý thuyết đã biết về Glucozơ để giải một số bài tập cơ bản.

* Bài 1 trang 152 SGK Hóa 9: Hãy kể tên một số loại quả chín có chứa glucozơ.

> Lời giải:

- Glucozơ có trong nhiều bộ phận của cây, đặc biệt là trong quả chín

- Những loại quả chín có chứa Glucozơ như: nho chín (nhiều nhất), chuối chín, cam chín, quýt chín, mít chín, ổi chín, na chín, dứa chín,...

* Bài 2 trang 152 SGK Hóa 9: Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành).

a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.

b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.

> Lời giải:

a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.

+ Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

+ Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng): Nhỏ vài giọt AgNO3 trong dung dịch NH3 lần lượt vào 2 ống nghiệm và đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng:

- Chất nào tham gia phản ứng tạo sản phẩm có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozo.

Phương trình phản ứng hóa học:

  C6H12O6 + Ag2 2Ag↓ + C6H12O

- Chất còn lại không tác dụng là rượu etylic.

b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.

+ Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

+ Chọn thuốc thử là Na2CO3: Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiệm:

- Ống nghiệm nào có phản ứng cho khí bay ra là CH3COOH

Phương trình phản ứng hóa học:

 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2

- Chất còn lại không phản ứng là glucozơ

- Lưu ý: Có thể dùng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch làm quỳ tím chuyển màu thành đỏ là CH3COOH, chất còn lại không làm chuyển màu quỳ tím là glucozơ.

* Bài 3 trang 152 SGK Hóa 9: Tính khối lượng glucozơ cần lấy để pha được 500ml dung dịch glucozơ 5% có D = 1,0 g/cm3.

> Lời giải:

- Khối lượng của dung dịch glucozơ là: mdd glucozơ = 500.1 = 500(g).

Từ công thức:  nên ta có:

- Khối lượng glucozơ cần lấy là: mglucozơ = (500.5)/100 = 25(g).

* Bài 4 trang 152 SGK Hóa 9: Khi lên men glucozơ, người ta thấy thoát ra 11,2 lít khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn.

a) Tính khối lượng rượu etylic tạo ra sau khi lên men.

b) Tính khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu, biết hiệu suất quá trình lên men là 90%.

> Lời giải:

a) Khối lượng rượu etylic:

- Theo bài ra (có 11,2 lít khí CO2 thoát ra) ta có:

 

- Phương trình hóa học lên men glucozơ:

 C6H12O6 -lên men→ 2C2H5OH + 2CO2

- Theo PTHH: nrượu etylic = nCO2 = 0,5 (mol).

⇒ mrượu etylic = n.M = 0,5.46 = 23(g).

b) Khối lượng glucozơ.

- Theo phương trình nglucozo = ½.nCO2 = ½.0,5 = 0,25 (mol).

- Khối lượng glucozơ cần dùng theo PTHH (theo lý thuyết) là:

 mglucozo = n.M = 0,25.180 = 45(g)

- Do hiệu suất đạt 90% nên khối lượng glucozơ thực tế cần dùng là: 

 

Đến đây chúng ta đã hoàn thành việc giải một số bài tập cơ bản về Glucozơ, cùng với nội dung lý thuyết ở bài trước chúng ta có khối kiến thức hoàn chỉnh để có thể hiểu rõ hơn về Glucozơ. Nếu có câu hỏi hay góp ý về bài viết, các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác