Bài tập Nhôm (Al): Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 57, 58 SGK Hóa 9 bài 18

10:01:3908/01/2019

Sau khi tìm hiểu tính chất vật lí, tính chất hóa học của Nhôm (Al), cách điều chế và ứng dụng của Nhôm (Al) trong đời sống sản xuất.

Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập về Nhôm (Al): Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 57, 58 SGK Hóa 9 bài 18, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.

» Lý thuyết Hóa 9 bài 18: Tính chất vật lý, tính chất hóa học của nhôm (Al)

* Bài 1 trang 57 SGK Hóa 9: Hoà tan 9,14g hỗn hợp Cu, Mg, Al bằng dung dịch HCl dư­ thu đ­ợc 7,84 lít khí A (đktc); 2,54g chất rắn B và dung dịch C. Tính khối l­ượng muối có trong dung dịch C.

> Lời giải bài 1 trang 57 SGK Hóa 9:

- Khi cho hỗn hợp vào HCl chỉ có Al, Mg phản ứng

 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑   (1)

 Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑      (2)

- Khí thu được ra là H2 nên ta có:

 nH2 = V/22,4 = 7,84/22,4 = 0,35 mol

 nHCl pư = 2.nH2 = 2.0,35 = 0,7 mol

- Dung dịch C gồm muối và HCl dư nên theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

 mhh + mHCl pư = mmuối + mH2 + mB

⇔ 9,14 + 0,7.36,5 = mmuối +0,35.2 + 2,54

⇒ Khối lượng muối có trong dung dịch C là: mmuối = 31,45g

* Bài 2 trang 58 SGK Hóa 9: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm giữa 6,48 gam Al với 17,6 gam Fe2O3. Chỉ có phản ứng nhôm khử oxit kim loại tạo kim loại. Đem hòa tan chất rắn sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch xút dư cho đến kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm.

> Lời giải bài 2 trang 58 SGK Hóa 9:

- Theo bài ra, ta có: nAl = m/M = 6,48/27 = 0,24 mol,

 nFe2O3 = 17,6/160= 0,11 mol

- Ta có PTPƯ:

 2Al + Fe2O3   Al2O3 + 2Fe    (1)

 2Al  + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2↑   (2)

- Theo bài ta, ta có: nH2 = 1.344/22.4 = 0,06 (mol).

 PTPƯ (2) ⇒ nAl dư = (2/3)nH2 = (2/3).0,06  = 0,04 (mol).

⇒ nAl pư  = 0,24 – 0,04 = 0,2 (mol).

- Theo PTPƯ (1) ta có nFe2O3 = (1/2).nAl = (1/2).0,2 = 0,1 (mol).

⇒ Vậy hiệu suất phản ứng của Fe2O3 là:

 H = (0,1/0,11).100% = 90,9%

* Bài 3 trang 58 SGK Hóa 9: Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích.

> Lời giải bài 3 trang 58 SGK Hóa 9:

Nếu dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi hoặc vữa thì các dụng cụ này sẽ bị chóng hư vì trong vôi, nước vôi hoặc vữa đều có chứa Ca(OH)2 là một chất kiềm nên tác dụng được với Al2O3 (vỏ bọc ngoài các đồ dùng bằng nhôm), sau đó đến Al bị ăn mòn.

Các Phương trình phản ứng xảy ra như sau:

 Al2O3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + H2O

 2Al + Ca(OH)2 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3H2 ↑ .

* Bài 4 trang 58 SGK Hóa 9: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm? Giải thích sự lựa chọn.

a) AgNO3.   b) HCl.

c) Mg.   d) Al.   e) Zn.

> Lời giải bài 4 trang 58 SGK Hóa 9:

 Đáp án: d) Al

- Dùng Al để làm sạch muối nhôm vì:

 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu↓

* Bài 5 trang 58 SGK Hóa 9:  Thành phần chính của đất sét là Al2O3.2SiO2.2H2O. Hãy tính thành phần phần trăm theo khối lượng của Al có trong hợp chất trên.

> Lời giải bài 5 trang 58 SGK Hóa 9:

Ta có, khối lượng mol của đất sét là:

MAl2O3.2SiO2.2H2O = 27.2 + 16.3 + 2.(28 + 16.2) + 2.(2 + 16) = 258 (g)

Nên thành phần phần trăm theo khối lượng của Al có trong hợp chất trên là:

 

* Bài 6 trang 58 SGK Hóa 9: Để xác định phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm nhôm và magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:

– Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1568ml khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

– Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư thì sau phản ứng thấy còn lại 0,6g chất rắn.

Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.

> Lời giải bài 6 trang 58 SGK Hóa 9:

- Ở thí nghiệm 2: Do NaOH dư nên Al sẽ tác dụng hết với NaOH, còn Mg không phản ứng nên khối lượng chất rắn còn lại là Mg, mMg = 0,6g.

⇒ nMg = 0,6/24 = 0,025 mol

Ta gọi số mol của Al là x(tức nAl = x); PTPƯ

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑    ( 1)

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑     (2)

Theo PTPƯ (2) nH2  = nMg = 0,025 mol

Theo PTPƯ (1) nH2  = (3/2). nAl = (3/2). x mol

⇒ Tổng số mol H2 là nH2 = 0,025 + 3x/2 mol (∗)

Theo đề bài ta có: VH2 = 1568ml = 1,568 lít

⇒ nH2 = 1,568/22,4 = 0,07 mol (∗∗)

Từ (∗) và (∗∗) ⇒ 0,025 + 3x/2 = 0,07

Giải ra ta có : x = 0,03 mol ⇒ mAl = 0,03 x 27 = 0,81g

⇒ mhỗn hợp A = 0,81 + 0,6 = 1,41 g

⇒ % mAl = (0,81 x 100%)/1,41 = 57,45%

⇒ % mMg = 100% - 57,45% = 42,55%.

Bài 4 trang 69 sgk hoá 9: Hoàn thành sơ đồ phản ứng

a) Al → Al2O3 → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al → AlCl3

* Lời giải bài 4 trang 69 sgk hoá 9:

1) 4Al + 3O2  2Al2O3

2) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

3) AlCl3 + 3NaOH vừa đủ → Al(OH)3 + 3NaCl

 hoặc AlCl3 + NH3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl

4) 2Al(OH)3  Al2O3 + 3H2

5) 2Al2O3 4Al + 3O2

6) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

 Hoặc 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số Bài tập Nhôm (Al): Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 57, 58 SGK Hóa 9 bài 18. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác