Bài tập mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ: Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 41 SGK Hóa 9 bài 12

14:57:2625/06/2022

Sau khi tìm hiểu nội dung lý thuyết mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ: các em đã biết sơ đồ hệ thống về mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ và các phản ứng hóa học minh họa

Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập về mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ: Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 41 SGK Hóa 9 bài 12, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn. 

» Lý thuyết Hóa 9 bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất hữu cơ, sơ đồ phản ứng hóa học

* Bài 1 trang 41 SGK Hóa 9: Một trong những thuôc thử nào sau đây có thể dùng phân biệt dung dịch natri sunfat và dung dịch natri cacbonat:

a) Dung dịch bari clorua.

b) Dung dịch axit clohiđric.

c) Dung dịch chì nitrat.

d) Dung dịch bạc nitrat.

e) Dung dịch natri hiđroxit.

Giải thích và viết phương trình hóa học.

> Lời giải:

• Thuốc thử b) dung dịch axit clohiđric.

– Dung dịch HCl tác dụng với Na2CO3 tạo khí CO2 bay lên còn Na2SO4 không tác dụng, PTPƯ như sau:

 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ + H2O

– Không nên dùng thuốc thử d) dung dịch AgNO3. Vì hiện tượng quan sát sẽ không rõ rệt: Ag2CO3 không tan và Ag2SO4 ít tan.

* Bài 2 trang 41 SGK Hóa 9: a) Cho các dung dịch sau đây phản ứng vời nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, dấu (0) nếu không có phản ứng:

  NaOH HCl H2SO4
CuSO4      
HCl      
Ba(OH)2      

b) Viết các phương trình hóa học (nếu có).

> Lời giải:

a) Ta có bảng sau:

  NaOH HCl H2SO4
CuSO4  x  0   0 
HCl  x   0   0 
Ba(OH)2  0   x   x 

b) Các phương trình phản ứng:

 CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2xanh + Na2SO4

 HCl + NaOH → NaCl + H2O

 Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

 Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4trắng + 2H2O.

* Bài 3 trang 41 SGK Hóa 9: Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi hóa học sau:

Bài 3 trang 41 sgk hóa 9

> Lời giải:

a) Ta có chuỗi phương trình phản ứng sau:

  (1) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4↓ + 2FeCl3

  (2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

  (3) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3↓ + 3Na2SO4

  (4) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

  (5) 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3H2O

  (6) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O.

b) Ta có chuỗi phương trình phản ứng sau:

  (1) 2Cu + O2  2CuO

  (2) CuO + H2  Cu + H2O

  (3) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

  (4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

  (5) Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

  (6) Cu(OH)2  CuO + H2O

* Bài 4 trang 41 SGK Hóa 9: Có những chất: Na2O, Na, NaOH, Na2SO4, Na2CO3, NaCl.

a) Dựa vào mối quan hệ giữa các chất, hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển hóa.

b) Viết phương trình hóa học cho mỗi dãy chuyển hóa.

> Lời giải:

a) Dãy chuyển đổi các chất đã cho có thể:

 Na -(1)→ Na2O -(2)→ NaOH -(3)→ Na2CO3 -(4)→ NaCl -(5)→ Na2SO4

b) Các phương trình hóa học:

 4Na + O2 → 2Na2O

 Na2O + H2O → 2NaOH

 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

 Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

 Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl.

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số bài tập về mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ: Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 41 SGK Hóa 9 bài 12. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác