Va chạm đàn hồi là gì? va chạm mềm là gì? Công thức tính và ví dụ va chạm mềm, va chạm đàn hồi - Vật lí 10 bài 19

10:59:2613/12/2022

Các loại va chạm là nội dung bài 19 Vật lý 10 SGK Chân trời sáng tạo. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn, chi tiết, dễ hiểu bài Các loại va chạm để các em tham khảo.

Bài viết này sẽ giúp các em hiểu: khái niệm va chạm đàn hồi, va chạm mềm là gì? công thức tính và ví dụ về va chạm đàn hồi, va chạm mềm,...

I. Mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng

1. Mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng

- Xét một vật có khối lượng m không đổi trong suốt quá trình chuyển động. Khi vật chịu tác dụng bởi một lực không đổi  thì gia tốc của vật là . Sau khoảng thời gian Δt, độ biến thiên động lượng của vật 

- Lực tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật:  (1)

> Lưu ý:

- Nếu vật chịu tác dụng của nhiều lực thì  là hợp lực tác dụng lên vật

- Từ biểu thức (1), ta có : Độ biến thiên động lượng của một vật bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật. Trong đó, tích  được gọi là xung lượng của lực (xung lực).

- Biểu thức (1) là dạng tổng quát của định luật II Newton và có thể áp dụng cho cả trường hợp khối ượng của vật thay đổi theo thời gian trong quá trình chuyển động (tên lửa, xe bồn đang tưới cây).

2. Một số ứng dụng sử dụng kiến thức về xung lượng của lực

Ví dụ sử dụng xung lực, kéo tờ giấy ra khỏi cốc nướcVí dụ sử dụng xung lực, đệm hơi sử dụng trong công tác cứu hộ

II. Thí nghiệm khảo sát va chạm

1. Các loại va chạm

- Va chạm đàn hồi: Là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm. Sau va chạm, vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

- Động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm:

Va chạm đàn hồi giữa hai viên bi da Vật lí 10 bài 19Ví dụ Va chạm đàn hồi giữa hai viên bi da

- Va chạm mềm (hay gọi là va chạm không đàn hồi): Là va chạm xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm

- Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm

Va chạm mềm giữa viên đạn và khối gỗ Vật lí 10 bài 19Ví dụ Va chạm mềm giữa viên đạn và khối gỗ

III. Ứng dụng kiến thức động lượng vào cuộc sống

1. Cách thức giảm chuấn thương não trong quyền anh (Boxing)

Các võ sĩ luôn có phản xạ "dịch chuyển theo cú đấm" của đối thủ nhằm tăng thời gian tương tác của cú đấm, từ đó giảm độ lớn lực tương tác và giảm thiểu khả năng chấn thương cho bản thân

Ứng dụng động lượng trong môn quyền anh boxing Vật lí 10 bài 19

2. Vai trò của đai an toàn và túi khí trong ô tô

Khi thiết kế ô tô, nhà sản xuất luôn trang bị đai an toàn và túi khí nhằm tăng thời gian va chạm của tài xế với các vật dụng trong xe từ 10 đến 100 lần. Điều này dẫn đến việc giảm đáng kể độ lớn của lực tác dụng lên tài xế và giảm thiểu khả năng chấn thương của tài xế.

Ứng dụng động lượng trong thử nghiệm đai an toàn và túi khí ô tô Vật lí 10 bài 19

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em nội dung Bài 19 SGK Vật lý 10 Chân trời sáng tạo: Va chạm đàn hôi là gì? va chạm mềm là gì? Công thức tính và ví dụ va chạm mềm, va chạm đàn hồi. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo

> Bài 1 trang 125 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Trong không trung, một con chim đại bàng nặng 1,8 kg bay đến bắt một con chim bồ câu...

> Bài 2 trang 125 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Một võ sĩ Karate có thể dùng tay để chặt gãy một tấm gỗ như Hình 19P.2. Hãy xác định lực trung bình...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác