Các em đã học về quá trình đẳng nhiệt ở bài học trước, bài này các em sẽ được tìm hiểu về quá trình đẳng tích cùng định luật Charles (Sác-lơ).
Nội dung bài viết giúp các em biết Quá trình đẳng tích là gì? Định luật Sác-lơ có công thức như thế nào? Đường đẳng tích có dạng ra sao?
I. Quá trình đẳng tích
- Quá trình đẳng tích là quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi.
II. Định luật Sác-lơ
1. Thí nghiệm
- Từ thí nghiệm, đo nhiệt độ của một lượng khí nhất định ở các áp suất khác nhau khi thể tích không đổi, ta được kết quả:
Áp suất p (105Pa) | Nhiệt độ T (0K) | P/T (Pa/0K) |
1,0 | 301 | 332,23 |
1,1 | 331 | 332,33 |
1,2 | 350 | 342,86 |
1,3 | 365 | 356,16 |
2. Định luật Sác-lơ
Vì P/T = hằng số, nên p∼T.
- Phát biểu định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
>Lưu ý: T = t +273;
Trong đó T là nhiệt độ tuyệt đối Kelvin (K); t: nhiệt độ theo thang Celsius (0C).
- Gọi p1, T1 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí ở trạng thái 1; p2, T2 là áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của một lượng khí ở trạng thái 2.
Ta có:
* Ví dụ: Tính áp suất của một lượng khí ở 300C, biết áp suất ở 00C là 1,20.105Pa và thể tích khí không đổi.
> Lời giải:
- Ở trạng thái 1: p1 = 1,20.105Pa; T1 = 0 + 273 = 273K
- Ở trạng thái 2: T2 = 30 + 273 = 303K; p2 = ?
- Vì thể tích khí không đổi nên:
III. Đường đẳng tích
- Đường đẳng tích là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi.- Trong hệ tọa độ (p,T) đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
- Ứng với các thể tích khác nhau của cùng một lượng khí ta có những đường đẳng tích khác nhau. Đường ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn.
Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Quá trình đẳng tích là gì? Định luật Charles (Sác-lơ). Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.