Phương trình đường thẳng lớp 10: Tóm tắt lý thuyết đầy đủ, chi tiết - Toán lớp 10

14:46:5930/06/2022

Phương trình đường thẳng Toán lớp 10 có nhiều dạng toán, để làm được các dạng bài tập này các em cần nắm vững kiến thức lý thuyết để vận dụng.

Nội dung bài này Khối A sẽ tóm tắt lý thuyết phương trình đường thẳng lớp 10 trong mặt phẳng Oxy một cách đầy đủ, chi tiết, ngắn gọn để các em có thể vận dụng giải các bài tập liên quan về phương trình đường thẳng trong mặt phẳng Oxy.

I. Các vectơ của đường thẳng

1. Vectơ chỉ phương của dường thẳng

Vectơ  được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng Δ nếu  và giá của  song song hoặc trùng với Δ.

2. Vectơ pháp tuyến của dường thẳng

Vectơ  được goi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng Δ nếu  và giá của  vuông góc với vectơ chỉ phương của đường thẳng Δ.

II. Các dạng phương trình đường thẳng

1. Phương trình tổng quát của đường thẳng

• Phương trình tổng quát của đường thẳng Δ đi qua điểm M0(x0;y0) và có vectơ pháp tuyến  là:

  a(x - x0) + b(y - y0) = 0

hay:

 ax + by + c =  0 (với c = -ax0 - by0)

• Các dạng đặt biệt của phương trình đường thẳng

  Δ: ax + c = 0 (a≠0) khi Δ song song hoặc trùng với Oy

  Δ: by + c = 0 (b≠0) khi Δ song song hoặc trùng với Ox

  Δ: ax + by = 0 (a2 + b2 ≠ 0) khi Δ đi qua gốc tọa độ

2. Phương trình đoạn chắn của đường thẳng

• Đường thẳng cắt Ox và Oy lần lượt tại 2 điểm A(a;0) và B(0;b) có phương trình đoạn theo chắn là:

 

3. Phương trình tham số của đường thẳng

Phương trình tham số của đường thẳng Δ đi qua điểm M0(x0;y0) và có vectơ chỉ phương  là:

4. Phương trình chính tắc của đường thẳng

• Phương trình chính tắc của đường thẳng Δ đi qua điểm M0(x0;y0) và có vectơ chỉ phương  là:

 

5. Phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm

• Xét 2 điểm A(xA; yA), B(xB; yB) với xA ≠ x, yA ≠ yB. Phương trình đường thẳng AB là:

 

• Nếu xA = xB, phương trình đường thẳng: x = xA

• Nếu yA = yB, phương trình đường thẳng: y = xB

6. Hệ số góc

• Phương trình đường thẳng Δ đi qua điểm M0(x0;y0) và có hệ số góc k thỏa mãn:

 y - y0 = k(x - x0)

Nếu (Δ) có vectơ chỉ phương  với a≠0 thì hệ số góc của (Δ) là: 

Như vậy, nếu (Δ) có hệ số góc k thì (Δ) có vectơ chỉ phương là:

7. Vị trí tương đối của 2 đường thẳng

• Xét 2 đường thẳng d1: a1x + b1y + c1 = 0 và d2: a2x + b2y + c2 = 0. Tọa độ giao điểm d1 và d2 là nghiệm của hệ:

Ta có các trường hợp sau:

- Hệ (*) có một nghiệm (xo; yo), khi d1 cắt d2 tại Mo(xo; yo)

- Hệ (*) có vô số nghiệm khi d1 trùng d2

- Hệ (*) vô nghiệm khi d1 // d2

> Lưu ý: Nếu a2, b2, c2 ≠ 0 thì:

 d1 cắt d2 khi: 

 d1 song song d2 khi: 

 d1 trùng d2 khi: 

8. Góc giữa 2 đường thẳng

Cho 2 đường thẳng Δ1: a1x + b1y + c1 = 0 có vectơ pháp tuyến

và Δ2: a2x + b2y + c2 = 0 có vectơ pháp tuyến

Gọi α là góc tạo bởi giữa hai đường thẳng Δ1 và Δ2

​Khi đó công thức tính góc giữa hai đường thẳng Δ1​ và Δ2 là:

 

> Lưu ý:

• Δ1​ ⊥ Δ2 ⇔ 

• Nếu Δ1​ và Δ2 có phương trình đường thẳng là: y = k1x + m1 và y = k2x + m2 thì Δ1​ ⊥ Δ2 ⇔ k1k2 = -1.

9. Công thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng

• Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng Δ có phương trình ax + by + c = 0 và điểm M0(x0;y0).

• Khoảng cách từ điểm M0​ đến đường thẳng Δ kí hiệu là d(M0), được tính bởi công thức:

 

Trên đây Khối A đã giới thiệu với các em về Phương trình đường thẳng lớp 10: Tóm tắt lý thuyết đầy đủ, chi tiết . Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, KhoiA chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác