Chuyển động tổng hợp là nội dung bài 5 Vật lý 10 SGK Chân trời sáng tạo. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn, chi tiết, dễ hiểu bài Chuyển động tổng hợp để các em tham khảo.
Bài viết này sẽ giúp các em hiểu: Hệ quy chiếu chuyển động là gì? hệ quy chế đứng yên là gì? Tính tương đối của chuyển động là như thế nào? cách vận dụng công thức tính tốc độ vận tốc trong chuyển động tổng hợp,...
1. Tính tương đối của chuyển động
Một vật có thể xem như đứng yên trong hệ quy chiếu này nhưng lại chuyển động trong hệ quy chiếu khác. Do đó, chuyển động có tính tương đối.
- Hệ quy chiếu đứng yên là gì? Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.
- Hệ quy chiếu chuyển động là gì? Hệ quy chiếu chuyển động là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên.
* Ví dụ: Hệ quy chiếu đứng yên là sân ga, hệ quy chiếu chuyển động như tàu hoả (chuyển động so với sân ga).
2. Độ dịch chuyển tổng hợp - vận tốc tổng hợp
Bạn B đi từ cuối lên đầu của một toa tàu khi tàu đang chuyển động, để xem xét độ dịch chuyển của bạn B, ta quy ước:
+ Vật 1 (người) là vật chuyển động đang xem xét.
+ Vật 2 (toa tàu) là vật chuyển động được chọn làm gốc của hệ quy chiếu chuyển động.
+ Vật 3 (đường ray) là vật đứng yên được chọn làm gốc của hệ quy chiếu đứng yên.
- Ta suy ra biểu thức của độ dịch chuyển tổng hợp:
- Vận tốc tuyệt đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên) bằng tổng vận tốc tương đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động) và vận tốc kéo theo (vận tốc của hệ quy chiếu chyển động với hệ quy chiếu đứng yên)
Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em nội dung Bài 5 SGK Vật lý 10 Chân trời sáng tạo: Hệ quy chiếu chuyển động là gì? Hệ quy chiếu đứng yên là gì? Tính tương đối của chuyển động. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.
• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo