Tìm cực trị của hàm số bậc 3 có nhiều bài toán phụ, ví dụ như tìm m để hàm số bậc 3 có 2 điểm cực trị nằm về 2 phía của trục tung Oy.
Vậy cách tìm m để hàm số bậc 3 có 2 điểm cực trị nằm về 2 phía của trục tung Oy ra sao? Tất cả sẽ có lời giải đáp trong bài viết này để các bạn tham khảo.
Đồ thị hàm số bậc ba y = f(x) có 2 điểm cực trị nằm về 2 phía của trục tung Oy
⇔ Phương trình: f'(x) = 0 có 2 nghiệm trái dấu
* Lưu ý: f'(x) khi đó là đạo hàm của hàm số bậc f(x) nên có bậc 2. f'(x) = 0 là phương trình bậc 2 một ẩn.
Vận dụng điều kiện trên để giải bài toán tìm m để hàm bậc 3 có hai điểm cực trị nằm về hai phía của trục tung Ox.
* Ví dụ: Cho hàm số bậc 3 sau: y = f(x) = x3 + 3x2 + mx + m – 2.
Tìm m để hàm số có hai điểm cực trị nằm về hai phía của trục tung.
* Lời giải:
y = f(x) = x3 + 3x2 + mx + 2m – 5.
Nên có: f'(x) = 3x2 + 6x + m
hàm số bậc ba y = f(x) có 2 điểm cực trị nằm về 2 phía của trục tung
⇔ f'(x) = 0 có 2 nghiệm trái dấu
⇔ 3x2 + 6x + m = 0 có 2 nghiệm trái dấu
xét 3x2 + 6x + m = 0 là tam thức bậc 2 với a = 3; b = 6; c = m
Tam thức này có 2 nghiệm ⇔ a.c < 0
⇔ 3.m < 0 ⇔ m < 0
Vậy với m < 0 hàm số đã cho có 2 điểm cực trị nằm về 2 phía của trục tung.
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày 2 điểm cực trị nằm về 2 phía của trục tung Oy (hàm số bậc 3)? Toán lớp 12 để các em thuận tiện tra cứu khi cần. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.