Chi tiết lời giải Hóa 11 trang 127 Chân trời sáng tạo bài 19: Carboxylic Acid cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập SGK Hóa 11 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả cao hơn.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 127 Hóa 11 Chân trời sáng tạo:
So sánh nhiệt độ sôi của butanoic acid với nhiệt độ sôi của các chất trong bảng sau. Giải thích.
Lời giải:
Nhiệt độ sôi: butanoic acid > butan – 1 – ol > butanal > butane.
Giải thích:
+ Butanoic acid có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy do butanoic acid có khả năng tạo thành liên kết hydrogen bền vững hơn liên kết hydrogen trong phân tử butan – 1 – ol.
+ Butanal và butane không có liên kết hydrogen nhưng butanal phân cực nên có nhiệt độ sôi cao hơn butane.
Câu hỏi thảo luận 4 trang 127 Hóa 11 Chân trời sáng tạo:
Vì sao acetic acid tan vô hạn trong nước?
Lời giải:
Nhờ khả năng tạo liên kết hydrogen với nước nên acetic acid tan vô hạn trong nước.
Luyện tập trang 127 Hóa 11 Chân trời sáng tạo:
Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau, giải thích.
(1) C3H8.
(2) C2H5COOH.
(3) C2H5CHO.
(4) C3H7OH.
Lời giải:
Chiều nhiệt độ sôi tăng dần: (1) C3H8 < (3) C2H5CHO < (4) C3H7OH < (2) C2H5COOH.
Giải thích:
+ C3H8 có nhiệt độ sôi thấp nhất do phân tử không phân cực; Tiếp theo là C2H5CHO do chất này phân cực nhưng không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử.
+ C2H5COOH có nhiệt độ sôi cao nhất do liên kết hydrogen liên phân tử của chất này bền hơn liên kết hydrogen liên phân tử của C3H7OH.
Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Hóa 11 trang 127 Chân trời Sáng tạo. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.
• Xem thêm giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
Giải Hóa 11 trang 124 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 11 trang 125 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 11 trang 126 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 11 trang 127 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 11 trang 128 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 11 trang 129 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 11 trang 130 Chân trời Sáng tạo