Bài viết liên quan

Thuyết Areniut (Arrhenius) về Axit, Bazơ, Hidroxit lưỡng tính và Muối, Cách viết phương trình điện li - Hóa 11 bài 2

11:21:2306/07/2021

Bài viết trước các em đã biết để sự điện li, chất điện li và phân loại được chất điện li mạnh và chất điện li yếu.

Với bài viết này các em sẽ tìm hiểu thế nào là axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính theo thuyết A-rê-ni-ut (Arrhenius) và cách viết phương trình điện li của chúng.

Bài tập về Axit, bazo, muối và hidroxit lưỡng tính theo Areniut - Hóa 11 bài 2

I. Axit là gì?

1. Định nghĩa axit theo Areniut

- Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

* Ví dụ: HCl → H+ + Cl-

 HNO3 → H+ + NO3-

 CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-

- Các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các cation H+ trong dung dịch.

2. Axit nhiều nấc

- Axit nhiều nấc, phân li từng nấc ra ion H+. Thông thường nấc sau yếu hơn nấc trước từ 104 đến 105 lần.

* Ví dụ: H3PO4 ↔ H+ + H2PO4- 

 H2PO4- ↔ H+ + HPO42- 

 HPO42- ↔ H+ + PO43- 

- Phân tử H3PO4 phân li ba nấc ra ion H+, H3PO4 là axit ba nấc.

II. Bazơ là gì?

1. Định nghĩa bazơ theo Areniut

- Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.

* Ví dụ: NaOH → Na+ + OH-

 Ca(OH)2 → Ca+ + 2OH-

Các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của các anion OH- trong dung dịch.

2. Bazơ nhiều nấc

- Bazơ nhiều nấc phân lí từng nấc ra ion OH-.

* Ví dụ: Ba(OH)2 là bazơ hai nấc, phân li hai nấc ra ion OH-.

 Ba(OH)2 → Ba(OH)+ + OH-

 Ba(OH)+ → Ba2+ + OH-

III. Hidroxit lưỡng tính theo Areniut

+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.

* Ví dụ: Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính:

- Sự phân li Al(OH)3 theo kiểu bazơ:

  Al(OH)3 ↔ Al3+ + 3OH-

- Sự phân li Al(OH)3 theo kiểu axit (viết  Al(OH)3 = H2O.HAlO2):

 H2O.HAlO2 ↔ H+ + AlO2-  +  H2O

+ Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp Zn(OH)2, Pb(OH)2,Sr(OH)2, Cr(OH)3,... Chúng đều ít tan trong nước và điện li yếu (khả năng phân li ra ion hay lực axit và lực bazơ đều yếu).

IV. Muối theo Areniut

1. Định nghĩa muối theo Areniut

• Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

* Ví dụ: KNO3 → K+ + NO3-

 Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 2SO42-

• Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ (hiđro có tính axit) được gọi là muối trung hoà.

* Ví dụ: NaCl, (NH4)3SO4, Na2CO3

• Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit.

* Ví dụ: NaHSO4, NaHCO3, NaH2PO4,... 

 Cách gọi tên các muối: Gọi tên kim loại trước, gốc axit sau

- Đối với muối của các axit không có oxi, tên gốc axit được gọi là ua:

 Ví dụ: CuCl2 Đồng clorua; FeCl2 Sắt (II) clorua

- Đối với các hợp chất của các phi kim

 Ví dụ: PCl3 photpho triclorua; PCl5 photpho pentaclorua; NF3 nitơ triflorua,...

- Đối với các muối của các oxit chứa oxi

 Tên gốc axit tận cùng bằng ơ được đổi thành it. Ví dụ: NaNO2 natri nitrit

 Tên góc axit tận cùng bằng ic được đổi thành at. Ví dụ: NaNO3 natri nitrat

- Đối với muối axit: Gọi tên kim loại trước + "hidro" (tùy theo số nguyên tử hidro) + tên gốc axit.

 Ví dụ: NaHSO4 Natri hidrosunfat, KH2PO4 kali đihiđrophotphat 

2. Sự điện li của muối trong nước

- Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit (trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2,... là các chất điện li yếu).

- Sự điện li của muối trung hòa:

 KNO3 → K+ + NO3-

 Na2CO3 → 2Na+ + CO32-

- Sự điện li của muối axit:

 KHCO3 → K+ + HCO3-

 HCO3- ↔ H+ + CO32-

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác