Định luật Húc (HOOKE) là nội dung bài 23 Vật lý 10 SGK Chân trời sáng tạo. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn, chi tiết, dễ hiểu bài Định luật Húc (HOOKE) để các em tham khảo.
Bài viết này sẽ giúp các em biết nội dung định luật Húc (HOOKE) là gì? Biểu thức công thức của định luật Húc (HOOKE) viết ra sao? ví dụ vận dụng định luật Hooke như thế nào?...
I. Mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo
Thí nghiệm khảo sát lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo
→ Kết luận: Trong giới hạn đàn hồi, lò xo có độ dãn tỉ lệ thuận với lực tác dụng. Hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mỗi lò xo và được gọi là độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo.
II. Định luật Húc (HOOKE)
1. Phát biểu định luật Hooke, biểu thức định luật Hooke
Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo theo biểu thức:
Trong hệ SI, đơn vị của độ cứng k là: N/m
Với
Trong đó:
l là chiều dài của lò xo tại vị trí cân bằng,
l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo khi chưa biến dạng
2. Vận dụng định luật Hooke
* Ví dụ: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 20cm được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Khi treo vào đầu còn lại một vật nặng có khối lượng 500g, lò xo có chiều dài 22cm khi vật ở vị trí cân bằng. Lấy g = 9,8m/s2
a) Tính độ cứng của lò xo
b) Để giữa vật nặng cố định tại vị trí lò xo có chiều dài 19cm, cần tác dụng một lực nâng vào vật theo phương thẳng đứng có độ lớn bằng bao nhiêu?
> Lời giải:
a) Độ dãn của lò xo khi vật nặng ở vị trí cân bằng
Δl = l - l0 = 22 - 20 = 2(cm)
Khi này, lực đàn hồi của lò xo cân bằng với trọng lực của vật như phân tích lực sau:
Ta có: Fđh = m.g = 0,5.9,8 = 4,9(N)
Từ công thức, biểu thức của định luật Hooke, ta xác định được độ cứng của lò xo:
b) Khi nén vật, có ba lực tác dụng vào vật theo phương thẳng đứng:
+ Trọng lực có chiều hướng xuống;
+ Lực đàn hồi của lò xo lúc này có chiều hướng xuống vì lò xo bị nén so với chiều dài tự nhiên
+ Lực nâng của tay hướng lên.
Khi đó, lực đàn hồi có độ lớn:
Fđh = k.|Δl| = 245.|0,19 - 0,2| = 2,45(N)
Do vật đứng yên nên lực tổng hợp tác dụng vào vật triệt tiêu, dựa vào phân tích lực ở trên, ta suy ra được lực nâng của tay có độ lớn là:
F = m.g + Fđh = 4,9 + 2,45 = 7,35(N).
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới độ cứng của lò xo
Giá trị độ cứng k của từng lò xo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại vật liệu, chiều dài lò xo, kích thước vòng xoắn, số vòng xoắn, kích thước dây xoắn,...
Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em nội dung Bài 23 SGK Vật lý 10 Chân trời sáng tạo: Định luật Húc (HOOKE) là gì? Biểu thức công thức tính định luật Húc (HOOKE) và ví dụ. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.
• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo