Xét dấu của tam thức bậc 2 ở Toán lớp 10 luôn gây khó khăn cho nhiều học sinh, đặc biệt là xét dấu của tam thức bậc chứa tham số hay các bài toán tìm m để tam thức luôn dương, luôn âm, không đổi dấu hay đổi dấu 2 lần...
Câu hỏi là: Cách xét dấu tam Dấu của tam thức bậc 2 chứa tham số như nào? cách tìm m để tam thức luôn dương, luôn âm, không đổi dấu hay đổi dấu 2 lần ra sao? Lời giải đáp sẽ trong bài viết này để các bạn tham khảo.
* Định lý: Cho f(x) = ax2 + bx + c, (a ≠ 0)
Δ = b2 – 4ac.
- Nếu Δ < 0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a với mọi x ∈ R.
- Nếu Δ = 0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a trừ khi x = –b/2a.
- Nếu Δ > 0 thì f(x) luôn cùng dấu với hệ số a khi x < x1 hoặc x > x2 ; trái dấu với hệ số a khi x1 < x < x2 trong đó x1,x2 (với x1 < x2) là hai nghiệm của f(x).
Tam thức bậc 2 luôn âm trên R khi và chỉ khi
* Ví dụ: Tìm m để biểu thức sau luôn âm:
a) f(x) = mx2 – x – 1
b) g(x) = (m – 4)x2 + (2m – 8)x + m – 5
* Lời giải:
a) Xét f(x) = mx2 – x – 1
+ Với m = 0 thì f(x) = – x – 1 lấy cả giá trị dương
Thí dụ f(–2) = 2 – 1 = 1 < 0 nên m = 0 không thỏa yêu cầu bài toán.
+ Với m ≠ 0 thì f(x) = mx2 – x – 1 là tam thức bậc hai, nên để biểu thức luôn âm:
f(x) < 0, ∀x
Vậy với m < –1/4 thì biểu thức f(x) luôn âm.
b) Xét g(x) = (m – 4)x2 + (2m – 8)x + m – 5
Với m = 4 thì g(x) = –1 < 0 (thỏa mãn điều kiện bài toán)
Với m ≠ 4 thì g(x) = (m – 4)x2 + (2m – 8)x + m – 5 là tam thức bậc 2, nên để biểu thức luôn âm:
g(x) < 0, ∀x
Vậy mới m ≤ 4 thì biểu thức g(x) luôn âm.
Tam thức bậc 2 luôn dương trên R khi và chỉ khi
* Ví dụ 2: Tìm m để biểu thức sau luôn dương: f(x) = 2x2 + 3x + m + 1
* Lời giải:
Xét f(x) = 2x2 + 3x + m + 1 là tam thức bậc hai với a = 2, b = 3, c = m + 1.
Để f(x) > 0, ∀x
Ta có: ∆ = 32 – 4.2.(m + 1) = 9 – 8m – 8 = 1 – 8m.
Vì a = 2 > 0 nên để f(x) = 2x2 + 3x + m + 1 > 0 với mọi x ∈ ℝ thì ∆ < 0
⇔ 1 – 8m < 0
⇔ m > 1/8
Vậy với m > 1/8 thì biểu thức f(x) luôn dương.
Tam thức bậc 2 không đổi ấu trên R khi và chỉ khi Δ < 0.
* Ví dụ: Tìm giá trị của tham số m để biểu thức: f(x) = (m + 1)x2 + 5x + 2 là tam thức bậc hai không đổi dấu trên ℝ.
* Lời giải:
Ta có: f(x) là tam thức bậc hai khi và chỉ khi m + 1 ≠ 0 hay m ≠ –1
f(x) không đổi dấu trên ℝ khi và chỉ khi ∆ = b2 – 4ac = 52 – 4.( m + 1 ). 2 < 0
⇔ 17 – 8m < 0
⇔ m > 17/8
Vậy m > 17/8 thì tam thức bậc 2 đã cho không đổi dấu trên R
Tam thức bậc 2 đổi dấu 2 lần khi và chỉ khi Δ > 0
(hay tam thức đổi dấu 2 lần khi và chỉ khi tam thức bậc hai có 2 nghiệm phân biệt)
* Ví dụ: Tìm giá trị của tham số m để biểu thức: f(x) = x2 – (m + 2)x + 8m + 1 đổi dấu 2 lần.
* Lời giải:
Tam thức f(x) = x2 – (m + 2)x + 8m + 1 đổi dấu hai lần khi và chỉ khi f(x) có hai nghiệm phân biệt
Ta có: ∆ = b2 – 4ac = [–(m + 2)]2 – 4(8m + 1) = m2 – 28m > 0
⇔ m < 0 hoặc m > 28
Vậy với m < 0 hoặc m >28 thì tam thức bậc 2 đã cho đổi dấu 2 lần
Tìm giá trị của tham số m để biểu thức:
a) f(x) = mx2 − 7x + 4 là tam thức bậc hai âm với mọi x ∈ ℝ;
b) f(x) = 3x2 − 4x + (3m − 1) là tam thức bậc hai dương với mọi x ∈ ℝ;
c) f(x) = (m2 + 1)x2 − 3mx + 1 là tam thức bậc hai âm với mọi x ∈ ℝ.
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày Dấu của tam thức bậc 2 chứa tham số, tìm m để tam thức luôn dương, luôn âm, không đổi dấu, đổi dấu 2 lần Toán 10 để các em thuận tiện tra cứu khi cần. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.