Nội dung bài Công thức tính trọng lực sẽ giúp các em hiểu khái niệm, định nghĩa cùng công thức của môn Vật lí lớp 10 để các em học tốt môn học này.
Hỏi: Công thức tính trọng lực là gì?
Đáp: Công thức tính trọng lực P là:
(1)
Trong đó:
• : là trọng lực (N).
• m: kí hiệu khối lượng (kg).
• g: là gia tốc trọng trường (m/s2).
Khái niệm Trọng lực:
- Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
- Mọi vật trên Trái Đất đều chịu lực hút của Trái Đất.
- Trọng lực có đặc điểm:
• Điểm đặt: tại trọng tâm của vật
• Phương thẳng đứng
• Chiều hướng về phía Trái Đất.
• Độ lớn của trọng lực là trọng lượng: P = mg
Ví dụ 1:
Tính trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 75 kg khi người đó ở
a) trên Trái Đất (g = 9,8 m/s2).
b) trên Mặt Trăng (g = 1,7 m/s2).
c) trên Kim tinh (g = 8,7 m/s2).
Lời giải:
a) Trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ khi ở trên Trái Đất là:
P = mg = 75. 9,8 = 735 N
b) Trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ khi ở trên Mặt Trăng là:
P = mg = 75.1,7 = 127,5 N
c) Trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ khi ở trên Kim tinh là:
P = mg = 75. 8,7 = 652,5 N
Ví dụ 2: Một vật có khối lượng 8 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lực của vật? Lấy g = 10 m/s2.
Lời giải:
Lực làm vật dịch chuyển: F = m.a = 8.2 = 16 N
Trọng lực tác dụng lên vật có độ lớn: P = m.g = 8.10 = 80 N
⇒ F < P
Trên đây Khối A đã hướng dẫn các em nắm vững: Công thức tính trọng lực? Vật lí lớp 10 qua Khái niệm, Công thức và Ví dụ minh họa để các em vận dụng giải các bài tập ở Vật lí 10 tốt hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em học tốt.