Công thức tính Momen ngẫu lực lớp 10?

11:07:3211/04/2024

Nội dung bài Công thức tính moment ngẫu lực lớp 10 sẽ giúp các em hiểu khái niệm, định nghĩa cùng công thức của môn Vật lí lớp 10 để các em học tốt môn học này.

1. Khái niệm Ngẫu lực là gì

Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. Dưới tác dụng của ngẫu lực, vật chỉ có chuyển động quay (không tịnh tiến).

Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

2. Công thức moment của ngẫu lực

Moment của ngẫu lực được tính theo công thức

M = F.d

Trong đó:

M: momen của ngẫu lực (N.m)

F: độ lớn của mỗi lực (N)

d: cánh tay đòn của ngẫu lực hay khoảng cách giữa hai giá của hai lực hợp thành ngẫu lực (m)

Công thức moment của ngẫu lực

Ví dụ: Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N. Tính momen của ngẫu lực?

Công thức moment của ngẫu lực

Lời giải:

Momen của ngẫu lực: M = F.d = F.AB = 1.0,045 = 0,045 (N.m).

Ví dụ 2: Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N. Thanh quay đi một góc α = 30o . Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B. Tính momen của ngẫu lực?

Công thức moment của ngẫu lực

Lời giải:

Momen của ngẫu lực: M’ = F.BI

với BI = AB.cosα = 4,5.10-2.cos30o = 0,039(m)

⇒ M’ = 1. 0,039 = 0,039 (N.m).

Trên đây Khối A đã hướng dẫn các em nắm vững: Công thức tính Moment ngẫu lực lớp 10? môn Vật lí qua Khái niệm, Công thức và Ví dụ minh họa để các em vận dụng giải các bài tập ở Vật lí 10 tốt hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác