Viết phương trình tiếp tuyến tại 1 điểm của đường tròn là một dạng bài tập nằm trong bài học về phương trình đường tròn.
KhoiA.Vn sẽ giới thiệu với các em cách viết phương trình tiếp tuyến tại 1 điểm của đường tròn một cách gắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu để các em dễ dàng vận dụng cho các bài tập tương tự.
I. Cách viết phương trình tiếp tuyến TẠI 1 điểm của đường tròn
Giả sử đường tròn (C) có tâm I(a; b); bán kính R và điểm M(x0; y0):
Lập phương trình tiếp tuyến (d) của (C) tại điểm M:Để viết phương trình tiếp tuyến tại 1 điểm của đường tròn ta thực hiện như sau:
Do (d) là tiếp tuyến của đường tròn tại M nên d vuông góc IM
⇒ Đường thẳng (d) :
⇒ Phương trình đường thẳng (d) có dạng:
(x0 - a)(x - x0) + (y0 - b)(y - y0) = 0
II. Bài tập viết phương trình tiếp tuyến TẠI 1 điểm của đường tròn
* Bài tập 1: Cho đường tròn (C): (x - 3)2 + (y - 1)2 = 10.
Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M(2; 4).
> Lời giải:
- Đường tròn (C) có tâm I(3; 1). Gọi (d) là tiếp tuyến của đường tròn (C) tại điểm M(2; 4) (M ∈ (C)); khi đó (d) và IM vuông góc với nhau, , hay (d) có véctơ pháp tuyến là :
là vectơ pháp tuyến của d.
Vậy phương trình tiếp tuyến (d) có dạng: (-1).(x - xM) + 3(y - yM) = 0
⇔ (-1).(x - 2) + 3(y - 4) = 0
⇔ -x + 3y - 10 = 0
⇔ x - 3y + 10 = 0.
Vậy phương trình tiếp tuyến (d) của (C) tại điểm M(2;4) là: x - 3y + 10 = 0.
* Bài tập 2: Viết Phương trình tiếp tuyến d của đường tròn (C):
(x - 2)2 + (y - 2)2 = 25 tại điểm M(-2; 5).
> Lời giải:
- Đường tròn (C) có tâm I(2; 2) bán kính R = 5.
- Do đường thẳng (d) tiếp xúc với đường tròn tại điểm M(-2; 5) nên hai đường thẳng (d) và IM vuông góc với nhau, hay (d) có véctơ pháp tuyến là
Vậy phương trình tiếp tuyến (d) có dạng: (-4).(x - xM ) + 3(y - yM) = 0
⇔ (-4).(x + 2) + 3(y - 5) = 0
⇔ -4x + 3y - 23 = 0
⇔ 4x - 3y + 23 = 0.
Vậy phương trình tiếp tuyến (d) của (C) tại điểm M(-2;5) là: x - 3y + 10 = 0.
> Lưu ý: Phương trình tiếp tuyến TẠI 1 điểm M thuộc đường tròn là duy nhất (chỉ có một phương trình tiếp tuyến tại điểm này của đường tròn).
Như vậy KhoiA đã giới thiệu với các em về cách viết về cách viết phương trình tiếp tuyến tại một điểm của đường tròn, hy vọng giúp các em hiểu bài hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.