Lý thuyết bài 3, chương 1, SGK Kết nối tri thức tập 1 về phép cộng, phép trừ đa thức, tính chất phép cộng đa thức.
Cách Cộng, trừ đa thức? Tính chất phép cộng đa thức? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.
• Cộng (hay trừ) hai đa thức tức là thu gọn đa thức nhận được sau khi nối hai đa thức đã cho bởi dấu "+" (hay dấu "–") rồi bỏ dấu ngoặc (nếu có) và thu gọn đa thức nhận được.
Phép cộng đa thức cũng có các tính chất giao hoán và kết hợp tương tự như phép cộng các số.
- Giao hoán: A + B = B + A
- Kết hợp: (A + B) + C = A + (B + C)
* Ví dụ: Cho hai đa thức A = 5x2y + 3x – 2 và B = 2xy – 4x2y + 3x – 1. Tính tổng, hiệu của hai đa thức đã cho.
• Tổng hai đa thức là:
A + B = (5x2y + 3x – 2) + (2xy – 4x2y + 3x – 1) (lập tổng)
= 5x2y + 3x – 2 + 2xy – 4x2y + 3x – 1 (bỏ dấu ngoặc)
= (5x2y – 4x2y) + (3x + 3x) + (– 2 – 1) + 2xy (thu gọn)
= x2y + 6x – 3 + 2xy
• Hiệu hai đa thức là:
A – B = (5x2y + 3x – 2) – (2xy – 4x2y + 3x – 1) (lập hiệu)
= 5x2y + 3x – 2 – 2xy + 4x2y – 3x + 1 (bỏ dấu ngoặc)
= (5x2y + 4x2y) + (3x – 3x) + (–2 + 1) – 2xy (thu gọn đa thức)
= 9x2y – 1 – 2xy
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Cách Cộng, trừ đa thức? Tính chất phép cộng đa thức? Ví dụ? Toán 8 bài 3 SGK Kết nối trị thức tập 1 chương 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.