Cách chia đa thức cho đơn thức, đơn thức cho đơn thức? Ví dụ? Toán 8 bài 5 kn1c1b5

13:55:5208/11/2023

Lý thuyết bài 5, chương 1, SGK Kết nối tri thức tập 1 về phép chia đa thức cho đơn thức, phép chia đơn thức cho đơn thức.

Cách chia đa thức cho đơn thức, chia đơn thức cho đơn thức ra sao? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.

1. Cách chia đơn thức cho đơn thức

Đơn thức A chia hết cho đơn thức B (B ≠ 0) khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.

Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết), ta làm như sau:

- Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B;

- Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B;

- Nhân các kết quả tìm được với nhau.

* Ví dụ: Đơn thức A = 5x4y2z không chia hết cho đơn thức B = x3y3 vì số mũ của y trong B là 3 lớn hơn số mũ của y trong A là 2.

Đơn thức M = 6x3y2z chia hết cho đơn thức N = 2x2y2 vì số mũ của biến x và y trong N đều không lớn hơn số mũ của x và y trong M.

Khi đó ta có: M : N = (6x3y2z) : (2x2y2)

= (6 : 2).(x: x2).(y: y2).z = 3xz

2. Cách chia đa thức cho đơn thức

• Đa thức A chia hết cho đơn thức B nếu mọi hạng tử của A đều chia hết cho B.

Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp chia hết), ta chia từng hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.

* Ví dụ: Thực hiện phép chia (5x4y2 – 6x3y4 + x2y2) : 2x2y ta làm như sau:

(5x4y2 – 6x3y4 + x2y2) : 2x2y

= (5x4y2) : (2x2y) + (–6x3y4) : (2x2y) + (x2y2) : (2x2y)

x2y – 3xy2 + y

Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Cách chia đa thức cho đơn thức, đơn thức cho đơn thức? Ví dụ? Toán 8 bài 5 SGK Kết nối trị thức tập 1 chương 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công. 

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác