Bài viết liên quan

Bài tập về Sắt (Fe): Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 141 SGK Hóa 12 bài 31

20:58:5428/05/2022

Sau khi tìm hiểu về tính chất hóa học, tính chất vật lí của sắt (Fe), vị trí của sắt trong bảng hệ thống tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của sắt và trạng thái tự nhiên của sắt.

Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập về Sắt (Fe): Giải các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 141 SGK Hóa 12 qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.

* Bài 1 trang 141 SGK Hóa 12: Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?

A. Na, Mg, Ag.

B. Fe, Na, Mg.

C. Ba, Mg, Hg.

D. Na, Ba, Ag.

> Lời giải:

Chọn đáp án: B. Fe, Na, Mg

- Các phản ứng xảy ra:

 Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu↓

 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2

 Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu↓

* Bài 2 trang 141 SGK Hóa 12: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+?

A. [Ar]3d6.

B. [Ar]3d5.

C. [Ar]3d4.

D. [Ar]3d3.

> Lời giải:

Chọn đáp án: B.[Ar]3d5.

Cấu hình e của Fe: [Ar]3d64s2

⇒ cấu hình e của Fe3+: [Ar]3d5

* Bài 3 trang 141 SGK Hóa 12: Cho 3,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SOloãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là:

A. Mg.

B. Zn.

C. Fe.

D. Al.

> Lời giải:

Chọn đáp án: C. Fe

- Gọi kim loại là M hóa trị là n

- Phương trình hoá học của phản ứng:

 2M  +  nH2SO4 → M2(SO4) +  nH2

 2M (g)              (2M + 96n) (g)

 2,52 (g)                    6,84 (g)

⇒ ta có: 2M.6,84 = 2,52.(2M + 96n). 

⇒ 13,68M = 5,04M +241,92n

⇒ 8,64M = 241,92n

⇒ M = 28n

- Cho n = 1, 2, 3 thì thấy chỉ n = 2 ⇒ M = 56 là thỏa mãn

⇒ Vậy kim loại là Fe

* Bài 4 trang 141 SGK Hóa 12: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68 %. Kim loại đó là :

A. Zn.         B. Fe

C. Al.          D. Ni.

> Lời giải:

Chọn đáp án: B. Fe

- Theo bài ra, khối lượng kim loại giảm chính là khối lượng kim loại phản ứng với dd HCl

⇒ Khối lượng kim loại phản ứng là: mKL = (1,68%.50)/(100%) = 0,84(g)

- Theo bài ra, số mol H2 là: nH2 = 0,336/22,4 = 0,015 (mol)

- Phương trình hoá học của phản ứng:

 2M + 2n HCl → 2MCl2 + nH2

- Theo PTPƯ số mol của M là: nM = (2/n).nH2 = (2. 0,015)/n = 0,03/n (mol).

⇒ M = 0,84/(0,03/n) = 28n

- Cho n = 1, 2, 3 thì thấy chỉ n = 2 ⇒ M = 56 là thỏa mãn

* Bài 5 trang 141 SGK Hóa 12: Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.

> Lời giải:

- Gọi hóa trị của M là n

- Gọi Gọi số mol của M là x thì số mol của Fe sẽ là 3x.

- Các phương trình hoá học của phản ứng:

 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑   (1)

 3x                           3x

 2M + 2nHCl → 2MCln + nH2↑   (2)

 x                                nx/2

 2Fe  +  3Cl2 → 2FeCl3   (3)

 3.x     (9/2)x

 2M  +  nCl2 → 2MCln   (4)

 x        (n/2)x

- Theo bài ra, số mol H2 là: nH2 = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

 mà theo PTPƯ (1) và (2) thì: nH2 = 3x + 0,5nx = 0,4   (*)

- Theo bài ra, số mol Cl2 là: nCl2 = 12,32/22,4 = 0,55 (mol)

 mà theo PTPƯ (3) và (4) thì: nCl2 = 4,5x + 0,5nx = 0,55  (**)

 Từ (*) và (**) ⇒ x = 0,1 và n = 2

⇒ mFe = 3.0,1.56 = 16,8 (g).

⇒ mM = 19,2 - 16,8 = 2,4 (g).

⇒ MM = 2,4/0,1 = 24 (g/mol).

⇒ Vậy kim loại là Mg.

%mFe = (16,8/19,2).100% = 87,5%.

%mMg = 100% - 87,5% = 12,5% 

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số Bài tập về Sắt (Fe): Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 141 SGK Hóa 12 trong nội dung bài học 31. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác