Bài viết liên quan

Bài tập về Glucozơ và Fructozơ: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 25 SGK Hóa 12 bài 5

07:05:5725/09/2021

Sau khi tìm hiểu về tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học, cấu tạo phân tử, cách điều chế và ứng dụng của glucozơ và một số tính chất của fructozơ ở bài viết trước.

Thì ở bài viết này chúng ta sẽ áp dụng các tính chất đã học về glucozơ và fructozơ để giải một số bài tập cơ bản.

* Bài 1 trang 25 SGK Hóa 12: Glucozơ và fructozơ:

A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

B. Đều có chứa nhóm CHO trong phân tử.

C. Là hai dạng thù hình của cùng một chất.

D. Đều tồn tại chủ yếu dạng mạch hở.

> Lời giải: 

- Đáp án: A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.

Vì Glucozo và Fructozo đều có nhóm ancol nên tác dụng với Cu(OH)tạo phúc đồng xanh lam.

* Bài 2 trang 25 SGK Hóa 12: Cho các dung dịch: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được cả 4 dung dịch trên ?

A. Cu(OH)2.

B. Dung dịch AgNO3/NH3.

C. Na kim loại.

D. Nước brom.

> Lời giải:

- Đáp án: A. Cu(OH)2

- Bảng nhận biết như sau:

Thuốc thử / Chất cần nhận biết  C6H12O6  C3H5(OH)3  HCHO  C2H5OH
dd Cu(OH)2 ở t0 thường  xuất hiện dd xanh lam  xuất hiện dd màu xanh lam  Không phản ứng  Không phản ứng
dd Cu(OH)2 ở t0 cao  xuất hiện kết tủa đỏ gạch   xuất hiện dd màu xanh lam  xuất hiện kết tủa đỏ gạch  Không phản ứng

- Phương trìn phản ứng hóa học:

 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

 C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH  C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

 HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O↓ (đỏ gạch) + 6H2O

* Bài 3 trang 25 SGK Hóa 12: Cacbohiđrat là gì? Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng? Nêu định nghĩa từng loại và lấy ví dụ minh họa?

> Lời giải:

- Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và đa số chúng có công thức chung là Cn(H2O)m

như tinh bột có công thức là: (C6H10O5)n

- Có nhiều nhóm cacbohiđrat, quan trọng nhất là ba loại sau đây:

+ Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thể thủy phân được, như: glucozơ và fructozơ.

+ Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phần tử sinh ra hai phân tử monosaccarit, như: mantozơ.

+ Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp nhất, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, như: tinh bột,...

* Bài 4 trang 25 SGK Hóa 12: Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?

> Lời giải:

- Những thí nghiệm chứng minh được cấu tạo phân tử glucozơ có nhóm chức -CHO và nhóm -OH:

+ Glucozơ có phản ứng tráng bạc và bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành axit gluconic chứng tỏ phân tử glucozơ có nhóm –CH=O.

+ Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam chứng tỏ phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH ở vị trí kề nhau.

+ Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO chứng tỏ phân tử có 5 nhóm –OH.

+ Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan, chứng tỏ phân tử glucozơ có 6 nguyên tử C tạo thành một mạch dài không nhánh.

* Bài 5 trang 25 SGK Hóa 12: Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học:

a) Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic.

b) Fructozơ, glixerol, etanol.

c) Glucozơ, fomandehit, etanol, axit axetic.

> Lời giải:

a) Nhận biết: Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic bằng phương pháp hóa học

Thuốc thử /

Chất cần nhận biết

 Glucozo

 C6H12O6

 Glixeron

C3H5(OH)3

 Etanol

 C2H5OH

 Axetic

 CH3COOH

 Quỳ tím  Không đổi màu  Không đổi màu  Không đổi màu  màu Hồng
 dd Cu(OH)2 lắc nhẹ  xuất hiện dd xanh lam  xuất hiện dd màu xanh lam  Không tan  -
dd Cu(OH)2 OH-, t0  xuất hiện kết tủa đỏ gạch   Không kết tủa  -  -

- Phương trình phản ứng hóa học:

 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

 C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH  C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

b) Nhận biết: Fructozơ, glixerol, etanol bằng phương pháp hóa học

Thuốc thử /

Chất cần nhận biết

 Glucozo

 C6H12O6

 Glixeron

 C3H5(OH)3

 Etanol

 C2H5OH

 dd Cu(OH)2 lắc nhẹ  xuất hiện dd xanh lam  xuất hiện dd màu xanh lam  Không tan
dd Cu(OH)2 OH-, t0  xuất hiện kết tủa đỏ gạch   Không kết tủa  -

- Phương trình phản ứng hóa học:

 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

 C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH  C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

c) Nhận biết: Glucozơ, fomandehit, etanol, axit axetic bằng phương pháp hóa học

Thuốc thử /

Chất cần nhận biết

 Glucozo

C6H12O6

 Fomandehit

 HCHO

 Etanol

 C2H5OH

 Axetic

 CH3COOH

 Quỳ tím  Không đổi màu  Không đổi màu  Không đổi màu  màu Hồng
 dd Cu(OH)2 lắc nhẹ  xuất hiện dd xanh lam  Không tan  Không tan  -
dd Cu(OH)2 OH-, t0    xuất hiện kết tủa đỏ gạch  Không kết tủa  -

- Phương trình phản ứng hóa học:

 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu(xanh lam) + 2H2O

 HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O↓(đỏ gạch) + 6H2O

* Bài 6 trang 25 SGK Hóa 12: Để tráng một chiếc gương soi người ta phải đun nóng một dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng bạc sinh ra bám vào gương soi và khối lượng AgNO3 đã dùng, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

> Lời giải:

- Theo bài ra, ta có số mol glucozơ là: 

- Phương trình phản ứng: 

 C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3

- Theo PTPƯ thì số mol Ag: nAg = 2.nC6H12O6 = 2.0,2 = 0,4 (mol)

⇒ mAg = 0,4.108 = 43,2 (g)

⇒ Số mol AgNO3: nAgNO3 = 2.nC6H12O6 = 2.0,2 = 0,4 (mol) ⇒  mAg = 0,4.170 = 68 (g)

Với nội dung phần bài tập về Glucozơ và Fructozơ này cùng với nội dung lý thuyết ở bài trước, chúng ta đã có khối kiến thức hoàn chỉnh lý thuyết và bài tập về Glucozơ và Fructozơ qua đó giúp các em dễ hiểu hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý về bài viết, các em hãy để lại dưới phần bình luận nhé, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác