Bài viết liên quan

Bài tập về Amino Axit: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 48 SGK Hóa 12 bài 10

17:27:3425/09/2021

Các em đã tìm hiểu Amino axit về khái niệm, tính chất vật lý, tính chất hóa học, cấu tạo phân tử, tên gọi và ứng dụng ở bài viết trước.

Nội dung bài này chúng ta sẽ áp dụng các kiến thức lý thuyết đó để giải các bài tập về amino axit.

* Bài 1 trang 48 SGK hoá 12: Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau?

 A. 3.   B. 4.   C. 5.   D. 6.

> Lời giải:

- Đáp án: C. 5

- Các đồng phân cấu tạo của C4H9NO2

 1. NH2-CH2-CH2-CH2-COOH

 2. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH

 3. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH

 4. NH2-CH2-CH(CH3)-COOH

 5. CH3-C(NH2)(CH3)-COOH

* Bài 2 trang 48 SGK hóa 12: Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3[CH2]3NH2

Để nhận ra dung dịch của các chất trên chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?

A. NaOH.   B. HCl.   C. CH3OH/HCl.   D. Quỳ tím.

> Lời giải: 

- Đáp án: D. Quỳ tím.

- Cho quỳ tím vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím có màu đỏ là CH3CH2COOH, mẫu thử nào quỳ tím có màu xanh là CH3[CH2]3NH2, mẫu thử mà quỳ tím không màu là H2NCH2COOH.

* Bài 3 trang 48 SGK hóa 12: Amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N là 40,45%; 7,86%; 15,73%, còn lại là oxi, và công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của X.

> Lời giải:

- Theo bài ra, ta có: %mO = 100% - (%mC - %mH - %mN)

 = 100% - (40,45% - 7,86% - 15,73%) = 35,96%

- Gọi công thức tổng quát của X là: CxHyOzNt

⇒ Ta có tỉ lệ: 

⇔ x : y : z : t = 3 : 7 : 2 : 1

⇒ Công thức đơn giản: (C3H7O2N)n.

- Vì công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nên n= 1

 Công thức phân tử của amino axit X là: C3H7O2N

⇒ Công thức cấu tạo CH3-CH(NH2)-COOH Axit α-aminopropinoic (alanin)

* Bài 4 trang 48 SGK hóa 12: Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa axit 2-aminopropanoic với NaOH, H2SO4; CH3OH khi có mặt khí HCl bão hòa.

> Lời giải:

  CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3-CH(NH2)-COONa + H2O.

  CH3-CH(NH2)-COOH + H2SO4 → CH3-CH(NH3HSO4)-COOH .

  CH3-CH(NH2)-COOH + CH3OH → CH3-CH(NH2)-COOCH3 + H2O.

* Bài 5 trang 48 SGK hóa 12: Viết phương trình hóa học phản ứng trùng ngưng các amino axit sau:

a) Axit 7 – aminoheptanoic

b) Axit 10- aminođecanoic

> Lời giải:

- Axit 7-aminoheptanoic

 nH2N - CH2 - (CH2)5 - COOH  (-HN-CH2-(CH2)5-CO-)n

- Axit 10-aminođecanoic

 nH2N - CH2 - (CH2)8 - COOH   (-HN-CH2-(CH2)8-CO-)n.

* Bài 6 trang 48 SGK hóa 12: Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, N, O) và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este A thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2(đo ở đktc). Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A và B.

* Lời giải: 

- Theo bài ra, ta có: d(A/H2) = 44,5 ⇔ MA/MH2 = 44,5 

⇒ MA = 44,5. 2 = 89 (g).

- Cũng theo bài ra, ta có có:

  

  

  

  

  = 8,9 - (3,6 + 0,7 + 1,4) = 3,2(g).

- Gọi công thức của A là CxHyOzNt, ta có tỉ lệ:

 

⇒ x:y:z:t = 3:7:2:1

⇒ Công thức phân tử có dạng (C3H7O2N)n

- Mặt khác, ta có M = 89.n = 89 ⇒  n = 1

⇒ Công thức phân tử C3H7O2N

⇒ A là este của rượu metylic nên có công thức cấu tạo là H2N-CH2-COOCH3

⇒ Công thức cấu tạo của B là H2N-CH2-COOH

Với phần bài tập về amino axit ở trên cùng với nội dung lý thuyết chúng ta đã tìm hiểu ở bài viết trước đã hoàn thành khối kiến thức hoàn chỉnh lý thuyết và bài tập về Amino axit, qua đó giúp các em dễ hiểu hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác