Bài viết liên quan

Bài tập Niken (Ni), Kẽm (Zn), Chì (Pb), Thiếc (Sn): Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 163 SGK Hóa 12 bài 36

08:54:4729/05/2022

Sau khi tìm hiểu sơ lược về Niken (Ni), Kẽm (Zn), Chì (Pb), Thiếc (Sn) các em biết được vị trí của niken, kẽm, chì, thiếc trong bảng tuần hoàn; tính chất hóa học, tính chất vật lí của Ni, Zn, Pb và Sn và ứng dụng của chúng.

Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập Niken (Ni), Kẽm (Zn), Chì (Pb), Thiếc (Sn): Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 163 SGK Hóa 12 bài 36, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.

* Bài 1 trang 163 SGK Hóa 12: Dãy nào sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần

 A. Pb, Ni, Sn, Zn

 B. Pb, Sn, Ni, Zn

 C. Ni, Sn, Zn, Pb

 D. Ni, Zn, Pb, Sn

> Lời giải:

Chọn đáp án: B. Pb, Sn, Ni, Zn

* Bài 2 trang 163 SGK Hóa 12: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?

A. Zn.            B. Ni. 

C. Sn.            D. Cr.

> Lời giải:

Chọn đáp án: C. Sn

* Bài 3 trang 163 SGK Hóa 12: Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là :

A. 60 gam.        B. 80 gam.

C. 85 gam.        D. 90 gam.

> Lời giải:

• Chọn đáp án:  B. 80 gam.

* Cách 1:

- Các phương trình hoá học của phản ứng:

 MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

 Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

 CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

- Theo bài ra, ta có: nH2SO4 = 0,3.2 = 0,6 (mol).

- Theo PTPƯ, 1 mol oxit phản ứng tạo thành 1 mol muối

⇒ khối lượng tăng (do gốc SO42- thay oxi tạo muối) :

 mSO4 - mO = 96 – 16 = 80 (g).

⇒ mmuối = 32 + 80.0,6 = 80 (g).

* Cách 2:

- Gọi công thức chung của tất cả các oxit là M2Ox

- Phương trình hoá học của phản ứng:

 M2Ox + xH2SO4 → M2(SO4)x + xH2O

- Theo bài ra, nH2SO4 = 0,3.2 = 0,6 (mol).

- Theo PTPƯ ⇒ nO (trong oxit) = nH2SO4 = 0,6 (mol).

⇒ mKim loại = mhh – m= 32 - 0,6.16 = 22,4 (g).

⇒ mmuối = mKim loại  + mSO42- = 22,4 + 0,6.96 = 80(g).

* Bài 4 trang 163 SGK Hóa 12: Hợp chất nào sau đây không có tính chất lưỡng tính ?

A. ZnO     B. Zn(OH)2

C. ZnSO4   D. Zn(HCO3)2

> Lời giải:

• Chọn đáp án:  C. ZnSO4

> Lưu ý: Chất lưỡng tính là chất vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với bazơ

* Bài 5 trang 163 SGK Hóa 12: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của kim loại hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Đó là muối nào sau đây?

A. MgSO4          B. CaSO4

C. MnSO4          D. ZnSO4

> Lời giải:

• Chọn đáp án:  D. ZnSO4

- Phương trình hoá học của phản ứng:

 2NaOH + ZnSO4 → Na2SO4 + Zn(OH)2

 Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số Bài tập Niken (Ni), Kẽm (Zn), Chì (Pb), Thiếc (Sn): Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 163 SGK Hóa 12 trong nội dung bài học 36. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác