Bài viết liên quan

Bài tập Kim loại kiềm và hợp chất kim loại kiềm: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 111 SGK Hóa 12 bài 25

16:06:4429/05/2022

Sau khi tìm hiểuvề kim loại kiềm và hợp chất của quan trọng của kim loại kiềm; các em biết vị trí kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học và phương pháp điều chế kim loại kiềm. Biết tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập Kim loại kiềm và hợp chất kim loại loại kiềm: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 111 SGK Hóa 12  bài 25, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.

* Bài 1 trang 111 SGK Hóa 12: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là:

A. ns1.            B. ns2.

C. ns2np1.       D. (n-1)dxnsy.

> Lời giải:

Chọn đáp án: A. ns1.

* Bài 2 trang 111 SGK Hóa 12: Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây?

A. Ag+.         B. Cu2+.

C. Na+.         D. K+.

> Lời giải:

Chọn đáp án: C. Na+

- M+ có cấu hình e là: 2s22p6.

⇒ cấu hình e của M là: 2s22p63s1

⇒ M là Na ⇒ M+ là Na+

* Bài 3 trang 111 SGK Hóa 12: Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước là kết quả nào sau đây?

A. 15,47%.     B. 13,87%.

C. 14%.     D. 14,04%.

> Lời giải: 

Chọn đáp án: C. 14%

- Phương trình phản ứng

K + H2O → KOH +  ½H2

- Theo bài ra, số mol K là: nK = 39/39 = 1(mol)

- Theo PTPƯ, số mol KOH: nKOH = nK = 1(mol)

⇒ Khối lượng KOH là: mKOH = 56.1 = 56 (g)

⇒ Số mol H2: nH2 = ½ nK= 0,5 (mol)

⇒ Khối lượng dung dịch là:

 mdd = mK + mH2O - mH2 = 39 + 362 – 0,5.2 = 400 (g)

⇒  Nồng độ C% (KOH) = (56/400).100% = 14%

* Bài 4 trang 111 SGK Hóa 12: Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân:

A. LiCl.           B. NaNO3.

C. KHCO3.      D. KBr.

> Lời giải:

Chọn đáp án: C. KHCO3

 KHCO3  K2CO3 + CO2↑ + H2O

* Bài 5 trang 111 SGK Hóa 12: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 g kim loại ở catot. Hãy xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm.

> Lời giải:

- Gọi công thức muối clorua của kim loại kiềm là MCl

- PT điện phân:

 2MCl  2M + Cl2

- Khí ở anot là Cl2. Số mol Cl2:

 nCl2 = 0,896/22,4 = 0,04 (mol)

- Số mol M là:

 nM = 2.nCl = 2.0,04 = 0,08 (mol)

⇒ M = 3,12/0,08 = 39 ⇒ M là K

⇒ Công thức muối là kali clorua: KCl

* Bài 6 trang 111 SGK Hóa 12: Cho 100g CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl để lấy khí CO2 sục vào dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối natri thu được.

> Lời giải:

- Ta có PTPƯ:

 CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

- Theo bài ra, ta có: nCaCO3 = 100/100 = 1 (mol)

- Theo PTPƯ, có: nCO2 = nCaCO3 = 1 (mol)

- Theo bài ra, ta có: nNaOH = 60/40 = 1,5 (mol)

- Lập tỉ lệ: k==

 với k = 1,5 ⇒ phản ứng tạo hai muối NaHCO3 và Na2CO3

- Gọi x, y lần lượt là số mol NaHCO3 và Na2CO3

 CO2  +  NaOH → NaHCO3

 x (mol)  x             x

 CO2  +  2NaOH → Na2CO3  +  H2O

 y (mol)  2y            y

- Theo bài ra ta có hệ:

 nCO2 =  x + y = 1 (mol)     (1)

 nNaOH = x + 2y = 1,5 (mol)   (2)

 Giải hệ PT (1) và (2) ta được, x = 0,5 và y =0,5

⇒ Khối lượng NaHCO3 là:

 mNaHCO3 = 84.0,5 = 42 (g)

⇒ Khối lượng Na2CO3 là:

 mNa2CO3 = 106.0,5 = 53 (g)

⇒ Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

 m muối = 42 + 53 = 95 (g)

⇒  Thành phần % theo khối lượng các chất là:

 %mNaHCO3 = (84/100). 100% = 84%

 %mNa2CO3 = 100% - 84% = 16%

* Bài 7 trang 111 SGK Hóa 12: Nung 100g hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 g chất rắn. Xác định thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

> Lời giải:

- Gọi x và y lần lượt là số mol của Na2CO3 và NaHCO3

- Phương trình nhiệt phân:

 2NaHCO3  Na2CO3 + CO2↑ + H2O

 y mol             y/2

- Theo bài ra, ta có:

 106x + 84y = 100    (1)

 106x + 106.(y/2) = 69    (2)

- Giải hệ PT (1) và (2) ở trên, ta được: y = 1, x = 0,15

⇒ mNaHCO3 = 1.84 = 84 (g)

⇒ mNa2CO3 = 100 - 84 = 16 (g)

⇒ %mNaHCO3 = (84/100).100% = 84%

⇒ %mNa2CO3 = 100% - 84% = 16%

* Bài 8 trang 111 SGK Hóa 12: Cho 3,1 g hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.

a) Xác định tên 2 KL đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại

b) Tính thể tích dd HCl 2M cần dùng để trung hòa dd kiềm và khối lượng muối clorua thu được.

> Lời giải:

a) Gọi công thức chung cho hai kim loại kiềm là 

- Theo bài ra, số mol H2: nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol)

- PTHH:  + H2O → OH  + ½H2

- Theo PTHH: nM = 2.nH2 = 2.0,05 = 0,1 (mol)

⇒ M = 3,1/0,1 = 31 ⇒ Na, K

- Gọi x, y lần lượt là số mol của Na và K trong hỗn hợp

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

 23x + 39y = 3,1   (1)

 x + y = 0,1    (2)

- Giải hệ PT (1) và (2) được x = y = 0,05

⇒ %mNa = % = 37,1%

⇒ %mK = % = 62,9%

b)   + H2O → OH  + ½H2

- Theo PTHH : nHCl = nMOH = 0,1 (mol)

⇒ VHCl = n/CM = 0,1/2 = 0,05 (l) = 50 (ml)

⇒ m(MCl) = 0,1.(31 + 35,5) = 6,65 (g)

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số Bài tập Kim loại kiềm và hợp chất kim loại loại kiềm: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 111 SGK Hóa 12 trong nội dung bài học 25. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác