Bài viết liên quan

Bài tập Dòng điện không đổi. Nguồn điện có lời giải - Vật lý 11 bài 7

16:49:5309/07/2021

Bài tập về nguồn điện dòng điện thường có hai dạng phổ biến: Dạng 1 là các câu hỏi dạng lý thuyết về dòng điện không đổi và nguồn điện; Dạng 2 là bài tập vận dụng các công thức tính cường độ dòng điện không đổi, công thức tính suất điện động của nguồn điện và điện lượng.

Dưới đây là hướng dẫn giải một số bài tập vận dụng lý thuyết và các công thức tính cường độ dòng điện không đổi, suất điện động cảm ứng của nguồn điện.

Lý thuyết Dòng điện không đổi, nguồn điện: Công thức tính cường độ dòng điện và suất điện động nguồn điện - Vật lý 11 bài 7

* Bài 1 trang 44 SGK Vật Lý 11: Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực nào?

> Lời giải:

- Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện.

* Bài 2 trang 44 SGK Vật Lý 11: Bằng những cách nào để biết có một dòng điện chạy qua vật dẫn?

> Lời giải:

- Đặt ampe kế nối tiếp với đoạn mạch chứa vật dẫn đó.

- Dựa vào tác dụng nhiệt (vật dẫn nóng lên khi có dòng điện chạy qua), tác dụng từ (làm lệch kim nam châm),...

* Bài 3 trang 44 SGK Vật Lý 11: Cường độ dòng điện được xác định bằng công thức nào?

> Lời giải:

- Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Δt và khoảng thời gian đó.

  

* Bài 4 trang 44 SGK Vật Lý 11: Bằng cách nào mà các nguồn điện duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó?

> Lời giải:

- Các lực lạ bên trong nguồn điện có tác dụng làm cho hai cực của nguồn điện được tích điện khác nhau và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó.

* Bài 5 trang 45 SGK Vật Lý 11: Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện? Đại lượng này được xác định như thế nào?

> Lời giải:

- Suất điện động ε của một ngồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện, được xác định bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường và độ lớn của điện tích q đó.

 

* Bài 6 trang 45 SGK Vật Lý 11: Cường độ điện trường được đo bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Lực kế

B. Công cơ điện

C. Nhiệt kế

D. Ampe kế.

> Lời giải:

- Vì: Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế, nên chọn:

Đáp án: D. Ampe kế.

* Bài 7 trang 45 SGK Vật Lý 11: Đo cường đọ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?

A. Niutơn (N)

B. Ampe (A)

C. Jun (J)

D. Oát (W)

> Lời giải:

- Vì Đo cường độ dòng điện bằng Ampe (A), nên chọn:

Đáp án: B. Ampe (A).

* Bài 8 trang 45 SGK Vật Lý 11: Chọn câu đúng. Pin điện hóa có:

A. hai cực là hai vật dẫn cùng chất

B. hai cực là hai vật dẫn khác chất

C. một cực là vật dẫn và cực kia là vật cách điện

D. hai cực đều là các vật cách điện

> Lời giải:

- Vì Pin điện hóa có hai cực là hai vật dẫn khác chất, nên chọn:

Đáp án: B. hai cực là hai vật dẫn khác chất

* Bài 9 trang 45 SGK Vật Lý 11: Hai cực của pin điện hóa được ngâm trong chất điện phân là dung dịch nào dưới đây?

A. Chỉ là dung dịch muối

B. Chỉ là dung dịch axit

C. Chỉ là dung dịch bazơ

D. Một trong các dung dịch kể trên

> Lời giải:

- Vì Dung dịch muối, axit, bazơ đều là dung dịch điện phân, nên chọn:

Đáp án: D. Một trong các dung dịch kể trên.

* Bài 10 trang 45 SGK Vật Lý 11: Trong các pin điện hóa có sự chuyển hóa từ năng lượng nào sau đâythành điện năng?

A. Nhiệt điện

B. Thế năng đàn hồi

C. Hóa năng

D. Cơ năng

> Lời giải:

- Vì trong pin điện hóa có xảy ra các phản ứng hóa học đã chuyển hóa năng lượng hóa học thành điện năng, nên chọn:

Đáp án: C. Hóa năng.

* Bài 11 trang 45 SGK Vật Lý 11: Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây:

A. Culông (C)

B. Vôn (V)

C. Hez (Hz)

D. Ampe (A)

> Lời giải:

- Vì Suất điện động được đo bằng đơn vị Vôn(V) nên chọn:

Đáp án: B. Vôn (V).

* Bài 12 trang 45 SGK Vật Lý 11: Tại sao có thể nói Ắc quy là một pin điện hóa? Ắc quy được sử dụng như thế nào để có thể sử dụng được nhiều lần?

> Lời giải:

- Ắc quy là nguồn điện hóa học hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch: Nó tích trữ năng lượng lúc nạp điện và giải phóng năng lượng này khi phát điện.

* Bài 13 trang 45 SGK Vật Lý 11: Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2,0s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.

> Lời giải:

- Theo bài ra, ta có: Δq = 6,0 mC = 6,0.10-3 C = 0,006 (C).

- Cường độ dòng điện qua dây dẫn: 

- Kết luận: I = 0,03(A).

* Bài 14 trang 45 SGK Vật Lý 11: Trong khoảng thời gian đóng công tắc để chạy một tủ lạnh thì cường đọ dòng điện trung bình đo được là 6A. Khoảng thời gian đóng công tắc là 0,5s. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ của tủ lạnh.

> Lời giải:

- Điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn:

 Δq = I.Δt = 6.0,5 = 3C

- Kết luận: Δq = 3(C).

* Bài 15 trang 45 SGK Vật Lý 11: Suất điện động của một pin là 1,5V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển điện tích +2C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn điện.

> Lời giải:

- Công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích +2C từ cực âm tới cực dương bên trong nguồn là: A = q. ζ = 2.1,5 = 3J.

- Kết luận: A = 3(J).

Trên đây là nội dung hướng dẫn giải một số Bài tập Dòng điện không đổi, nguồn điện, Khoia.vn hy vọng với phần bài tập này đã giúp các em nhận dạng và phân dạng các loại bài tập về Dòng điện không đổi, nguồn điện, đồng thời hiểu rõ nội dung lý thuyết đã học và rèn luyện được kỹ năng giải toán tốt hơn.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác