Bài viết liên quan

Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ghép nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng - Vật lý 11 bài 10

10:19:4013/10/2019

Vật lý 11 bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ; Khi giải các bài tập về nguồn điện chúng ta thường gặp các đoạn mạch chứa nguồn điện, một hoặc nhiều bộ nguồn điện được ghép nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp đối xứng.

Nội dung bài viết này của KhốiA.Vn sẽ cùng các em tìm hiểu Công thức tính suất điện động và công thức tính điện trở trong đối với mạch gồm nhiều bộ nguồn ghép nối tiếp, mạch gồm nhiều bộ nhiều nguồn ghép song song hay mạch gồm nhiều bộ nguồn ghép hỗn hợp đối xứng?...

• Giải bài tập Vật lí 11 bài 10: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 58 SGK Vật lý 11 bài 10

I. Đoạn mạch chứa nguồn điện (nguồn phát điện)

 Đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện (nguồn phát), dòng điện có chiều đi ra từ cực dương và đi tới cực âm.

 Hiệu điện thế UAB giữa hai đầu A và B của đoạn mạch, trong đó A nối với cực dương của nguồn điện: UAB = ξ - I(r + R).

Mạch điện có nguồn điện

* Ví dụ (câu C3 trang 56 SGK Vật lý 11): Hãy viết hệ thức tính UBA đối với đoạn mạch và tính hiệu điện thế này khi cho biết E (hay ξ) = 6V; I = 0,5A; r = 0,3Ω; và R = 5,7Ω.

° Lời giải câu C3 trang 56 SGK Vật lý 11:

- Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch:

  

 ⇒ UBA = I.(r + R) – E

- Vận dụng với: E = 6V; I = 0,5A; r = 0,3ω và R = 5,7ω

- Ta có: UBA = 0,5.(0,3 + 5,7) - 6 = -3(V).

II. Ghép các nguồn điện thành bộ

1. Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ghép nối tiếp

• Bộ nguồn nối tiếp là bộ nguồn gồm các nguồn điện (ξ1, r1), (ξ2, r2),..., (ξn, rn), được ghép nối tiếp với nhau, trong đó cực âm của nguồn điện trước được nối bằng dây dẫn với cực dương của nguồn điện tiếp sau để thành một dãy liên tiếp.

Bộ nguồn ghép nối tiếp dạng 1

Bộ nguồn ghép nối tiếp dạng 2

 Suất điện động của n bộ nguồn nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn điện có trong bộ:

  ξ= ξ+ ξ+...+ ξn.

 Điện trở trong r của n bộ nguồn nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ:

 r= r+ r+...+ rn.

2. Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ghép song song

 Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau, trong đó nối cực dương của các nguồn vào cùng một điểm A và nối cực âm của các nguồn vào cùng điểm B.Bộ nguồn ghép song song

 Bộ nguồn song song có suất điện động và điện trở trong là:

  ξ= ξ và .

3. Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ghép hỗn hợp đối xứng

Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là bộ nguồn gồm n dãy ghép song song với nhau, mỗi dãy gồm m nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp như sau:Bộ nguồn ghép hỗn hợp đối xứng

 Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng có suất điện động và điện trở trong là:

 ξb = mξ;  và .

Với n là số dãy song song, m là số nguồn của mỗi dãy.

Trên đây Khối A đã giới thiệu với các em về Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ghép nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng Vật lý 11 bài 10. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn khối kiến thức này. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, KhốiA.Vn chúc các em thành công

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác