Bài viết liên quan

Bài tập Đồng (Cu) và hợp chất của Cu: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 158, 159 SGK Hóa 12 bài 35

08:45:3329/05/2022

Sau khi tìm hiểu về Đồng (Cu) và hợp chất của đồng, các em biết được vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn, tính chất hóa học, tính chất vật lí của đồng và biết một số hợp chất quan trọng của đồng.

Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập Đồng (Cu) và hợp chất của Cu: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 158, 159 SGK Hóa 12 bài 35, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.

Bài 1 trang 158 SGK Hóa 12: Cấu hình electron của Cu2+ là:

A. [Ar]3d7.

B. [Ar]3d8.

C. [Ar]3d9.

D. [Ar]3d10.

> Lời giải:

Chọn đáp án: C. [Ar]3d9

Cấu hình e của Cu: [Ar]3d104s1

Cấu hình e của Cu2+: [Ar]3d9

* Bài 2 trang 159 SGK Hóa 12: Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO(đktc). Kim loại M là:

 A. Mg.             B. Cu.

 C. Fe.             D. Zn.

> Lời giải:

• Chọn đáp án: B. Cu

- Theo bài ra, ta có: nNO = 4,48/22,4 = 0,2 (mol)

- Phương trình hoá học của phản ứng:

 3M  +  4HNO3 → 3M(NO3)n + nNO↑ + 2H2O.

 0,6/n (mol)                           0,2 (mol)

- Theo PTPƯ: nM = (0,2.3)/n = 0,6/n (mol).

⇒ M = 19,2/(0,6/n) = 32n

- Cho n =1, 2, 3 thấy có n = 2, M = 64 thoả

⇒ M là Cu

* Bài 3 trang 159 SGK Hóa 12: Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là:

A. 21,56 gam.

B. 21,65 gam.

C. 22,56 gam.

D. 22,65 gam.

> Lời giải: 

• Chọn đáp án:  C. 22,56 gam

- Ta có: nCu = 0,12 mol.

⇒ nCu(NO3)2 = nCu = 0,12 mol.

⇒ mCu(NO3)2 = 0,12 x 188 = 22,56 (g).

* Bài 4 trang 159 SGK Hóa 12: Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.

> Lời giải:

- Theo bài ra, ta có: nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol).

 và nNO = 0,448/22,4 = 0,02 (mol)

- Phương trình hóa học của phản ứng:

 2Cu + O2 → 2CuO    (1)

 CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O   (2)

 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O  (3)

- Gọi nCu phản ứng là x mol ⇒ nCu dư = 0,2 – x (mol).

- Theo ptpư (3): nCu = (3/2).nNO = (3/2).0,02 = 0,03 (mol).

⇒ 0,2 – x = 0,03 ⇒ x = 0,17 (mol).

Theo ptpư (1): nCuO = nCu pư = x = 0,17 (mol).

⇒ nHNO3 = 2.nCuO + 4. nNO = 2. 0,17 + 4. 0,02 = 0,42 (mol).

⇒ VHNO3 = n/CM = 0,42/0,5 = 0,84 (lít).

Bài 5 trang 159 SGK Hóa 12: Hòa tan 58g muối CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch A.

a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.

b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuẩy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.

> Lời giải:

- Theo bài ra, ta có: nCuSO4 = nCuSO4.5H2O = 58/250 = 0,232 (mol).

⇒ CM (CuSO4) = 0,232/0,5 = 0,464 (mol/l).

- Phương trình hoá học của phản ứng:

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

- Theo ptpư: nFe = nCuSO4 = 0,232 (mol).

⇒ mFe = 0,232.56 = 12,992 (g).

* Bài 6 trang 159 SGK Hóa 12: Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.

> Lời giải:

- Khối lượng thanh đồng tăng là:

 Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)

- Gọi x là số mol Cu phản ứng

- Phương trình hoá học của phản ứng:

 Cu  + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

 x        2x                            2x (mol)

- Theo ptpư, ta có: Δm = mAg - mCu = 2.108x - 64x = 152x

⇒ 152x = 30,4 ⇒ x = 0,2 (mol).

⇒ Khối lượng của AgNO3 là: mAgNO3 = 0,2.2.170 = 68 (g)

⇒ mdd = mct/(C%) = (68.100)/32 = 212,5 (g).

⇒ Thể tích dung dịch AgNO3 là:

 VAgNO3 = m/D = 212,5/1,2 = 177,08 (ml).

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số Bài tập Đồng (Cu) và hợp chất của Cu: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 158, 159 SGK Hóa 12 trong nội dung bài học 35. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác