Bài viết liên quan

Bài tập Điện tích, Định luật Cu-lông: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 9, 10 SGK Vật lí 11 bài 1

13:29:2105/06/2022

Sau khi học bài Điện tích, Định luật Cu-lông các em đã biết về sự nhiễm điện của các vật, điện tích, tương tác điện. Biết định luật cu-lông, hằng số điện môi; lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính.

Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập Điện tích, Định luật Cu-lông: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 9, 10 SGK Vật lí 12 bài 1. Qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.

• Lý thuyết Vật lí 11 Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lông

* Bài 1 trang 9 SGK Vật Lý 11: Điện tích điểm là gì?

> Lời giải:

- Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

* Bài 2 trang 9 SGK Vật Lý 11: Phát biểu định luật Cu-lông.

> Lời giải:

- Phát biểu định luật Cu-lông: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

* Bài 3 trang 9 SGK Vật Lý 11: Lực tương tác giữa các điện tích khi đặt trong một điện môi sẽ lớn hay nhỏ hơn khi đặt trong chân không?

> Lời giải:

- Lực tương tác giữa các điện tích đặt trong điện môi sẽ nhỏ hơn khi đặt trong chân không vì hằng số điện môi của chân không có giá trị nhỏ nhất (ɛ=1).

* Bài 4 trang 10 SGK Vật Lý 11: Hằng số điện môi của một chất cho ta biết điều gì?

> Lời giải:

- Hằng số điện môi của một chất cho biết khi đặt các điện tích trong môi trường điện môi đó thì lực tương tác Cu-lông giữa chúng sẽ giảm đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.

* Bài 5 trang 10 SGK Vật Lý 11: Chọn câu đúng. Khi tăng đồng thời độ lớn của mỗi điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng:

 A. Tăng lên gấp đôi

 B. Giảm đi một nửa

 C. Giảm đi bốn lần 

 D. Không thay đổi

> Lời giải:

 Chọn đáp án: D.Không thay đổi

- Gọi F là lực tương tác giữa hai điện tích q1, q2 khi cách nhau khoảng r.

- F' là lực tương tác giữa hai điện tích q1'=2.q1, q2'=2.q2 khi cách nhau khoảng r'=2r

 

* Bài 6 trang 10 SGK Vật Lý 11: Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm?

 A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.

 B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.

 C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.

 D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.

> Lời giải:

 Chọn đáp án: C.Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.

- Vì định luật Cu-lông chỉ xét cho các điện tích điểm (có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng) nên hai quả cầu có kích thước nhỏ lại đặt xa nhau có thể coi là điện tích điểm.

* Bài 7 trang 10 SGK Vật Lý 11: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa định luật Cu-lông và định luật vạn vật hấp dẫn.

> Lời giải:

 Ta có bảng so sánh định luật vạn vật hấp dẫn và định luật cu-lông như sau:

  Định luật Vạn vật hấp dẫn Định luật Cu-lông
Giống nhau

- Chỉ xét cho các vật hay điện tích được coi là chất điểm hay điện tích điểm (có kích thước nhỏ)

- Lực tương tác tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng

Khác nhau

F=(G.m1.m2)/(R2)

- Tỉ lệ thuận với tích khối lượng 2 vật.

- Là lực cơ học

- Lực hấp dẫn không đổi khi môi trường xung quanh 2 vật thay đổi.

F=(k.|q1.q2|)/(ε.r2)

- Tỉ lệ thuận với tích độ lớn 2 điện tích.

- Là lực điện

- Lực tương tác thay đổi khi đặt trong môi trường điện môi khác nhau.

* Bài 8 trang 10 SGK Vật Lý 11: Hai quả cầu nhỏ mang hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách xa nhau 10 cm trong không khí thì tác dụng lên nhau một lực 9.10-3 N. Xác định điện tích của quả cầu đó.

> Lời giải:

• Ta có  |q1| = |q2| = q

- Khoảng cách: r = 10 cm = 0,1 m

- Môi trường là không khí nên hằng số điện môi: ε ≈ 1

- Lực tương tác Cu-lông giữa hai quả cầu là:

  

⇒ Điện tích của mỗi quả cầu là:

 

- Kết luận: q = 107 (C) hoặc q = -10-7 (C).

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số Bài tập Điện tích, Định luật Cu-lông: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 9, 10 SGK Vật lí 11 trong nội dung bài học 1. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác