Bài 3 trang 130 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo

10:19:4309/11/2022

Trong hệ thống GPS (hệ thống định vị toàn cầu), mỗi vệ tinh nhân tạo quay xung quanh Trái Đất được hai vòng trong một ngày...

Bài 3 trang 130 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Trong hệ thống GPS (hệ thống định vị toàn cầu), mỗi vệ tinh nhân tạo quay xung quanh Trái Đất được hai vòng trong một ngày, có độ cao khoảng 20200 km so với mặt đất.

Tính tốc độ và gia tốc hướng tâm của mỗi vệ tinh. Cho bán kính của Trái Đất bằng 6400 km.

Giải bài 3 trang 130 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo:

Để giải bài này ta vận dụng các công thức:

+ Công thức tính tốc độ dài: v = ω.R

+ Công thức tính gia tốc hướng tâm: aht = ω2.R

Trong đó: ω là tốc độ góc (tốc độ quay trong 1 giây) (rad/s);

R là khoảng cách từ vật tới tâm (m);

Lời giải cụ thể:

Ta có: 1 ngày = 24h = 24.3600(s) = 86400(s)

- Theo bài ra, chu kỳ quay (thời gian vệ tinh quay 1 vòng quanh trái đất) là:

 

- Tốc độ góc của vệ tinh là: 

 

- Bán kính từ tâm trái đất đến vệ tinh: 

 R = 6400 + 20200 = 26600(km) = 26600 000(m) = 266.105(m)

- Tốc độ của vệ tinh: R = R.ω = 266.105.1,45.10-4 = 3857(m/s)

- Gia tốc hướng tâm của vệ tinh là:

 aht = R.ω2 = 266.105.(1,45.10-4)2 = 0,559(m/s2)

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em giải bài 3 trang 130 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem hướng dẫn giải bài tập Vật lí 10 Chân trời sáng tạo

> Bài 1 trang 130 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Em hãy điền vào chỗ trống ở bảng dưới đây:...

> Bài 2 trang 130 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Tìm chiều dài của một cung tròn của đường tròn có bán kính 1,2 m, được chắn bởi góc 200o.

> Bài 3 trang 130 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Trong hệ thống GPS (hệ thống định vị toàn cầu), mỗi vệ tinh nhân tạo...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác