Bài 1.5 trang 10 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 1

21:42:3426/12/2023

Lời giải bài 1.5 trang 10 Toán 9 Kết nối tri thức Tập 1 ngắn gọn, chi tiết giúp học sinh vận dụng giải Toán 9 Kết nối TT tập 1 dễ dàng.

Bài 1.5 trang 10 Toán 9 Kết nối  tri thức Tập 1:

Cho các cặp số (–2; 1), (0; 2), (1; 0), (1,5; 3), (4; –3) và hai phương trình:

5x + 4y = 8,    (1)

3x + 5y = –3,  (2)

Trong các cặp số đã cho:

a) Những cặp số nào là nghiệm của phương trình (1)?

b) Những cặp số nào là nghiệm của hệ hai phương trình gồm (1) và (2)?

c) Vẽ hai đường thẳng 5x + 4y = 8 và 3x + 5y = –3 trên cùng một mặt phẳng toạ độ để minh hoạ kết luận ở câu b.

* Giải Bài 1.5 trang 10 Toán 9 Kết nối  tri thức Tập 1:

a) Những cặp số nào là nghiệm của phương trình (1)

Ta lần lượt thay giá trị các cặp số (–2; 1), (0; 2), (1; 0), (1,5; 3), (4; –3) vào phương trình 5x + 4y = 8

Với cặp số (–2; 1), ta có: 5.(–2) + 4.1 = –10 + 4 = –6 ≠ 8 không phải là nghiệm của (1)

Với cặp số (0; 2), ta có: 5.0 + 4.2 = 0 + 8 = 8 là nghiệm của (1)

Với cặp số (1; 0), ta có: 5.1 + 4.0 = 5 + 0 = 5 ≠ 8 không phải là nghiệm của (1)

Với cặp số (1,5; 3), ta có: 5.1,5 + 4.3 = 7,5 + 12 = 19,5 ≠ 8 không phải là nghiệm của (1)

Với cặp số (4; –3), ta có: 5.4 + 4.(–3) = 20 – 12 = 8 là nghiệm của (1)

Vậy (0; 2) và (4; –3) là các cặp nghiệm của (1): 5x + 4y = 8.

b) Những cặp số nào là nghiệm của hệ hai phương trình gồm (1) và (2)?

Theo câu a) giờ để cặp nghiệm của hệ phương trình (1) và (2) ta chỉ cần kiểm tra các cặp nghiệm của (1) có thoả phương trình (2) hay không.

+ Với cặp (0; 2) thay vào phương trình: 3x + 5y = –3

Ta được: 3.0 + 5.2 = 10 ≠ –3 Không phải là cặp nghiệm của (2)

+ Với cặp (4; –3) thay vào phương trình: 3x + 5y = –3

Ta được: 3.4 + 5.(–3) = –3 là cặp nghiệm của (2)

→ Vậy cặp (4; –3) là nghiệm của hệ hai phương trình (1) và (2).

c) Vẽ hai đường thẳng 5x + 4y = 8 và 3x + 5y = –3 trên cùng một mặt phẳng toạ độ

Viết 5x + 4y = 8 về dạng: y = –5x/4 + 2

Lấy hai điểm chẳng hạn là A(0; 2) và B(8/5; 0)

Viết 3x + 5y = –3 về dạng: y = –3x/5 – 3/5

Lấy hai điểm chẳng hạn là C(0; –3/5) và B(–1; 0)

Ta vẽ được hai đường thẳng như sau:

Bài 1.5 trang 9 Toán 10 Tập 1 Kết nối  tri thức

Như vậy ta thấy hai đường thẳng cắt nhau tại điểm có toạ độ (–4; 3) chính là nghiệm của hệ phương trình (1) và (2) ở câu b.

 

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác