Bài viết liên quan

Amino Axit là gì? Tính chất vật lý, Tính chất hóa học và Cấu tạo phân tử Amino Axit - Lý thuyết Hóa 12 bài 10

15:49:3925/09/2021

Amino Axit là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống như muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt), axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

Câu hỏi đặt ra là: Amino axit là gì? Tính chất vật lý và tính chất của Amino axit ra sao? Cấu tạo phân tử của amino axit như thế nào và có ứng dụng gì trong đời sống? bài viết này sẽ tìm lời giải đáp cho các câu hỏi đó.

I. Khái niệm, tên gọi Amino axit

1. Amino axit là gì?

- Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).

* Ví dụ: H2N-CH2-COOH (glyxin)

2. Tên gọi của Amino axit

• Tên thay thế: 

 axit + vị trí + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

* Ví dụ: H2N–CH2–COOH: axit aminoetanoic

 HOOC–[CH2]2–CH(NH2)–COOH: axit 2-aminopentanđioic

• Tên bán hệ thống: 

 axit + vị trí chữ cái Hi Lạp (α, β, γ, δ, ε, ω) + amino + tên thông thường của axit cacboxylic tương ứng.

* Ví dụ: CH3–CH(NH2)–COOH: axit α-aminopropionic

 H2N–[CH2]5–COOH: axit ε-aminocaproic

 H2N –[ CH2]6–COOH: axit ω-aminoenantoic

• Tên thông thường: 

 các amino axit thiên nhiên (α-amino axit) đều có tên thường.

Bảng tên gọi của amino axitBảng tên gọi một số amino axit

II. Tính chất vật lý của amino axit

- Các amino axit là các chất rắn không màu, vị hơi ngọt, dễ tan trong nước vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử), nhiệt độ nóng chảy cao (vì là hợp chất ion)

III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của Amino axit

1. Cấu tạo phân tử của amino axit

- Phân tử amino axit có nhóm cacboxyl (COOH) thể hiện tính axit và nhóm amino (NH2) thể hiện tính bazơ nên thường tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực:

(dạng phân tử)             (dạng ion lưỡng cực)

- Các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực nên chúng là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao (phân hủy khi nóng chảy).

2. Tính chất hóa học của Amino axit

Các amino axit biểu hiện tính chất lưỡng tính, tính chất riêng của mỗi nhóm chức và có phản ứng trùng ngưng.

a) Tính chất lưỡng tính của amino axit

- Amino axit tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)

  H2N–CH2–COOH + NaOH → H2N–CH2–COONa + H2O

- Amino axit tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)

  H2N–CH2–COOH + HCl → ClH3N–CH2–COOH

b) Tính axit - bazơ của dung dịch amino axit

Các amino axit  (H2N)– R – (COOH)y tác dụng lên thuốc thử màu:

- Nếu x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu.

- Nếu x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ tím hóa xanh.

- Nếu x < y thì amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ.

c) Amino axit phản ứng este hóa của nhóm COOH

- Tương tự như axit cacboxylic, amino axit cũng có phản ứng với ancol (xt: H+) tạo este

 H2NCH2COOH + C2H5OH  H2NCH2COOC2H5 + H2O

d) Phản ứng trùng ngưng của amino axit

- Phản ứng trùng ngưng của ε và ω-amino axit tạo polime thuộc loại poliamit

nH2N – [CH2]5-COOH   -(NH – [CH2]5 – CO)n- + nH2O

Axit - aminocaproic              policaproamit

IV. Ứng dụng của amino axit

- Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.

- Một số amino axit được dùng phổ biến trong đời sống như muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt), axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

Đến đây chúng ta đã tìm hiểu xong nội dung lý thuyết về Amino axit: khái niệm, danh pháp, tính chất vật lý, tính chất hóa học, cấu tạo phân tử và ứng dụng. Nếu các em có câu hỏi hay góp ý hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem hướng dẫn giải bài tập Hoá học 12

> Bài 1 trang 48 SGK Hoá 12: Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau?...

> Bài 2 trang 48 SGK Hóa 12: Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các chất trên...

Bài 3 trang 48 SGK Hóa 12: Amino axit X có phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N là 40,45%; 7,86%; 15,73%, còn lại là oxi,...

> Bài 4 trang 48 SGK Hóa 12: Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa axit 2-aminopropanoic với NaOH, H2SO4; CH3OH khi có mặt khí HCl bão hòa...

Bài 5 trang 48 SGK Hóa 12: Viết phương trình hóa học phản ứng trùng ngưng các amino axit sau:...

Bài 6 trang 48 SGK Hóa 12: Este A được điều chế từ amino axit B (chỉ chứa C, H, N, O) và ancol metylic. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác