Bài 1 trang 11 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo

09:28:2904/11/2022

Vào đầu thế kỉ XX, J.J.Thomson (Tôm - xơn) đã đề xuất mô hình cấu tạo nguyên tử gồm các electron phân bố đều...

Bài 1 trang 11 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Vào đầu thế kỉ XX, J.J.Thomson (Tôm - xơn) đã đề xuất mô hình cấu tạo nguyên tử gồm các electron phân bố đều trong một khối điện dương kết cấu tựa như khối mây. Để kiểm chứng giả thuyết này, E.Rutherford (Rơ-dơ-pho) đã sử dụng tia alpha gồm các hạt mang điện dương bắn vào các nguyên tử kim loại vàng (Hình 1P.1).

Thí nghiệm Rutherford

Kết quả của thí nghiệm đã bác bỏ giả thuyết của J.J.Thomson, đồng thời đã giúp khám phá ra hạt nhân nguyên tử. E.Rutherford đã vận dụng phương pháp nghiên cứu nào để nghiên cứu vấn đề này? Giải thích.

Giải bài 1 trang 11 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo:

E.Rutherford đã vận dụng phương pháp lí thuyết kết hợp với phương pháp thực nghiệm.

Ông dùng suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới. Kết quả này cần kiểm chứng bằng thực nghiệm. Do đó, ông dùng thí nghiệm để kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung và bác bỏ giả thuyết mà ông đã đưa ra. Kết quả thí nghiệm đã được giải thích bằng lí thuyết mới.

Trên đây Khối A đã hướng dẫn các em giải bài 1 trang 11 SGK Vật lí 10. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem hướng dẫn giải bài tập Vật lí 10

> Bài 1 trang 11 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo: Vào đầu thế kỉ XX, J.J.Thomson (Tôm - xơn) đã đề xuất mô hình cấu tạo nguyên tử gồm các electron...

> Bài 2 trang 11 SGK Vật lí 10 (Chân trời sáng tạo): Tìm hiểu thực tế một số thiết bị vật lí dùng trong y tế để chẩn đoán, đo lường và chữa bệnh.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác