Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO (natri hipoclorit). Trong khi đó Clorua vôi là chất bột màu trắng, xốp có công thức phân tử là CaOCl2.
Nội dung bài này sẽ giúp các em biết được thành phần, cấu tạo và tính chất của nước Gia-ven, Clorua vôi. Cách điều chế nước Gia-ven, Clorua vôi và ứng dụng của chúng trong đời sống.
I. Nước Gia-ven
- Nước Gia-ven là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO (natri hipoclorit).
1. Tính chất của nước Gia-ven
- NaClO là muối của axit yếu (yếu hơn axit cacbonic) nên trong không khí, nó tác dụng dần dần với CO2
NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO
- Cả NaClO và HClO sinh ra đều có tính oxi hóa mạnh.
- Nước Gia-ven có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng tẩy màu và sát trùng
2. Điều chế nước Gia-ven
• Điều chế nước Gia-ven trong phòng thí nghiệm
- Nước Gia-ven được điều chế bằng cách dẫn khí clo vào dung dịch NaOH (KOH) loãng nguội :
• Điều chế nước Gia-ven trong công nghiệp
- Nước Giaven được điều chế bằng điện phân dung dịch muối ăn bão hòa không có màng ngăn :
2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
3. Ứng dụng của nước Gia-ven
- Nước Gia-ven dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy và tẩy uế chuồng trại, nhà vệ sinh,...
II. Clorua vôi
- Công thức phân tử của clorua vôi: CaOCl2
- Công thức cấu tạo của clorua vôi:
⇒ Clorua vôi là muối hỗn tạp của kim loại canxi với hai loại gốc axit là Cl- và ClO-.
1. Tính chất của clorua vôi
- Clorua vôi là chất bột màu trắng, xốp.
- Clorua vôi tác dụng với axit HCl.
CaOCl2 + 2HCl ⟶ CaCl2 + Cl2 + H2O
- Clorua vôi tác dụng với CO2 (trong không khí ẩm).
2CaOCl2 + CO2 + H2O ⟶ CaCO3 + CaCl2 + 2HClO
2. Điều chế Clorua vôi
- Cho khí clo tác dụng với vôi tôi hoặc sữa vôi (Ca(OH)2) ở 300C
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
⇒ Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh tương tự nước Gia- ven
3. Ứng dụng của clorua vôi
- Clorua vôi được dùng làm chất tẩy trắng vải, sợi, giấy,...; tẩy uế hố rác, cống rãnh, chuồng trại;... xử lý các chất độc.
Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Sơ lược hợp chất có Oxi của Clo: Nước Gia-ven và Clorua vôi Tính chất và Ứng dụng. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.