Bài viết liên quan

Khái niệm Đại lượng tỉ lệ nghich là gì, tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch? Toán 7 bài 8 c2cd1

20:04:4609/11/2023

Lý thuyết bài 8, chương 2, SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 về Khái niệm Đại lượng tỉ lệ nghịch là gì, tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch.

 

Khái niệm Đại lượng tỉ lệ nghịch là gì, tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch như nào? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.

I. Khái niệm Đại lượng tỉ lệ nghịch

 Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức  hay xy = a (với a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.

 Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì x cũng tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ a. Ta nói x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

* Ví dụ 1: Nếu  thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ –3. Khi đó x cũng tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ –3.

* Ví du 2: Một công nhân theo kế hoạch cần phải làm 1 000 sản phẩm.

a) Gọi x (h) là thời gian người công nhân đó làm và y là số sản phẩm làm được trong 1 giờ. Viết công thức tính y theo x.

b) x và y có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch hay không? Nếu có hãy xác định hệ số tỉ lệ.

c) Tính giá trị của y khi x = 10; x = 20; x = 25.

* Lời giải:

a) Công thức tính y theo x là: 

b) x; y là hai đại lượng tỉ nghịch với nhau vì khi x tăng thì y giảm và y liên hệ với x theo công thức  với hệ số tỉ lệ là a = 1000.

c) Công thức  với hệ số tỉ lệ a = 1000.

• Với x = 10 thì

• Với x = 20 thì 

• Với x = 25 thì 

II. Tính chất Đại lượng tỉ lệ nghịch

Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì:

- Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ).

- Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ lệ hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.

Giả sử y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a. Với mỗi giá trị x1, x2, x3,... khác 0 của x, ta có một giá trị tương ứng y1, y2, y3,... của y. Khi đó:

• x1y= x2y2 = x3y3 = ...= a hay

• 

* Ví dụ: Một ô tô dự định đi từ A đến B trong 6 giờ. Nhưng thực tế ô tô đi với vận tốc gấp 4/3 vận tốc dự định. Tính thời gian ô tô đã đi quãng đường AB.

* Lời giải:

Gọi t là thời gian ô tô đã đi (t > 0) (giờ).

Vì vận tốc thực tế gấp  vận tốc dự định nên tỉ lệ giữa vận tốc thực tế và vận tốc dự định là .

Mà vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên tỉ lệ thời gian dự định với thời gian thực tế là  Ta có:

 (giờ)

Vậy thời gian ô tô đã đi thực tế là 4,5 giờ.

II. Một số bài toán vận dụng Đại lượng tỉ lệ nghịch

* Chú ý :

- Năng suất lao động và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Số công nhân và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

* Bài toán 1: Một xưởng may có 56 công nhân dự định hoàn thành một hợp đồng trong 21 ngày. Nhưng bên đặt hàng muốn nhận hàng sớm nên xưởng may cần phải hoàn thành hợp đồng trong 14 ngày. Hỏi xưởng may cần phải tăng thêm bao nhiêu công nhân? Giả sử năng suất lao động của mỗi người là như nhau.

* Lời giải:

Gọi x (công nhân), y (ngày) lần lượt là số công nhân và thời gian đội sản xuất hoàn thành hợp đồng tương ứng (x ∈ N* y > 0). 

Khi đó, mối quan hệ giữa số công nhân (x) và thời gian hoàn thành hợp đồng (y) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau, áp dụng tính chất tỉ lệ nghịch ta có: x1.y1 = x2.y2 

Thay x1 = 56; y1 = 21; y2 = 14 ta có: 56.21 = 14.x2

Số công nhân mà xưởng may cần tăng thêm là: 84 – 56 = 28 (công nhân).

Vậy xưởng may cần bổ sung 28 người để hoàn thành hợp đồng trong 14 ngày.

* Bài toán 2: Để tổ chức liên hoan cho gia đình, bác Ngọc dự định mua 2,9 kg thực phẩm gồm: thịt bò, thịt lợn, tôm sú. Số tiền bác Ngọc mua mỗi loại thực phẩm là như nhau. Biết giá thịt bò là 280 nghìn đồng/kg, giá thịt lợn là 160 nghìn đồng/kg và tôm sú là 320 nghìn đồng/kg. Mỗi loại thực phẩm bác Ngọc mua được là bao nhiêu kg?

* Lời giải:

Gọi x (kg), y (kg), z (kg) lần lượt là số lượng thịt bò, thịt lợn, tôm sú mà bác Ngọc mua được. Khi đó: x + y + z = 2,9.

Vì số tiền mua mỗi loại thực phẩm là như nhau nên 280 . x = 160 . y = 320 . z

hay 7 . x = 4 . y = 8 . z (chia đồng thời các vế cho 40).

Do đó: 

Khi đó:

Vậy Bác Ngọc mua 0,8 kg thịt bò, 1,4 kg thịt lợn và 0,7 kg tôm sú.

Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Khái niệm Đại lượng tỉ lệ nghich là gì, tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch? Toán 7 bài 8 SGK Cánh diều tập 1 chương 2 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công. 

 

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác