Như chúng ta đã biết hàm IF là hàm logic được dùng phổ biến bậc nhất trong Excel. Ngoài việc kết hợp với các hàm logic khác như IF kết hợp với AND, IF kết hợp với OR, IF kết hợp Hlookup và Vlookup,... thì bản thân hàm IF kết hợp với chính nó, gọi là hàm IF lồng nhau và có thể có nhiều điều kiện
Cấu trúc hàm IF lồng nhau và nhiều điều kiện trong Excel được viết như thế nào? Cách dùng hàm IF lồng ghép cho nhiều điều kiện sử dụng ra sao? Bài viết này giải đáp các thắc mắc trên của các bạn.
Hãy xem lại cách dùng hàm IF nếu như bạn chưa rõ cách sử dụng đơn lẻ hàm này.
* Cú pháp hàm IF: =IF(Logical_Test, [Value_if_true], [Value_if_false])
* Cấu trúc hàm IF lồng ghép nhau thường dùng:
=IF(Logical_Test_1, [Value_if_true_1], IF(Logical_Test_2, [Value_if_true_2], =IF(Logical_Test_3, [Value_if_true_3],..., [Value_if_false])))
* Ví dụ 1: Cách dùng hàm IF lồng ghép nhau: cho bảng dữ liệu như sau:
- Yêu cầu: Nếu Mã SP là A thì giá là 15000000, Nếu Mã SP là B thì Đơn giá là 1200000, Nếu Mã SP là C thì Đơn giá là 10000000.
⇒ Ta nhập công thức IF lồng nhau vào ô D3 như sau: =IF(C3="A",15000000,IF(C3="B",12000000,10000000))
* Ví dụ 2: Cách dùng hàm IF lồng ghép, cho bảng dữ liệu sau:
- Yêu cầu: Điền bảng Xếp Loại nếu ĐTB >=8.0 thì Xếp loại Giỏi;
nếu ĐTB >=7.0 đến cận 8.0 thì Xếp loại Khá;
nếu ĐTB >=6.0 đến cận 7.0 thì Xếp loại Trung bình;
nếu ĐTB < 5.0 thì Xếp loại Yếu;
⇒ Nhập công thức vào ô D3 như sau:
=IF(C3>=8,"Giỏi",IF(C3>=7,"Khá",IF(C3>=5, "Trung bình","Yếu")))
* Ví dụ 3: Cách dùng hàm IF lồng ghép kết hợp nhiều điều kiện; cho bảng dữ liệu sau
- Yêu cầu: Điền vào cột Thưởng nếu Mã CV là TP và Số năm công tác >=10 thì Thưởng 5000000
Nếu Mã CV là PP hoặc NV thì thưởng 3000000; còn lại Thưởng 2000000.
⇒ Nhập công thức ô E3 như sau:
=IF(AND(C3="TP",D3>=10),5000000,IF(OR(C3="PP",C3="NV"),3000000,2000000))
Tóm lại, với bài viết về cách sử dụng hàm IF lồng ghép nhau và kết hợp IF nhiều điều kiện ở trên hy vọng các bạn có thể hiểu và vận dụng. Bởi thực tế các hàm IF lồng và IF cho nhiều điều kiện sẽ giúp các bạn giải quyết rất nhiều bài toán thống kê trong thực tế đời sống.
Chắc chắn các hàm này sẽ sử dụng trong các bảng tính công, tính lương, tính thưởng trong kế toán tiền lương, hay công nợ,... trong cân đối kế toán.