Bài tập Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ, cộng trừ nhân chia số thập phân - Toán 7 bài 4 tập 1

17:57:5526/06/2021

Nội dung lý thuyết về giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ, cộng trừ nhân chia số thập phân các em đã được Khối A giới thiệu với các em ở bài học trước.

Để nắm vững nội dung lý thuyết này, việc vận dụng làm các bài tập về Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ, cộng trừ nhân chia số thập phân sẽ giúp các em ghi nhớ dễ hơn và lâu hơn.

Lý thuyết Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ, cộng trừ nhân chia số thập phân

Dưới đây sẽ là phần hướng dẫn giải các bài tập cơ bản về Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ, cách cộng trừ nhân chia số thập phân.

* Bài 17 trang 15 SGK Toán 7 Tập 1:

1. Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng:

a)|-2,5| = 2,5 ;   b)|-2,5| = -2,5 ;   c)|-2,5| = -(-2,5);

2. Tính x biết:

              

> Lời giải:

1. Vì -2,5 < 0 nên |-2,5| = -(-2,5) =2,5.

Do đó các khẳng định a) và c) đúng, khẳng định b) sai.

2. Tính x:

* Bài 18 trang 15 SGK Toán 7 Tập 1: Tính:

a) -5,17 – 0,469;     b) -2,05 + 1,73;

c) (-5,17).(-3,1);     d) (-9,18) : 4,25;

> Lời giải:

a) -5,17 – 0,469 = -( 5,17 + 0,469) = -5,639

b) -2,05 + 1,73 = -(2,05 -1,73) = -0,32

c) (-5,17).(-3,1) = 16,027

d) (-9,18) : 4,25 = -2,16

* Bài 19 trang 15 SGK Toán 7 Tập 1: Với bài tập Tính tổng S = (-2,3) + (41,5) + (-0,7) + (-1,5) hai bạn Hùng và Liên đã làm như sau:

- Bài làm của Hùng:

S = (-2,3) + (41,5) + (-0,7) + (-1,5)

  = [(-2,3) + (-0,7) + (-1,5)] + 41,5

  = (-4,5) + 41,5 = 37

- Bài làm của Liên:

S = (-2,3 ) + 41,5+ (-0,7) + (-1,5)

  = [(-2,3) +(-0,7) ] + [(41,5 ) + (-1,5)]

  = (-3) + 40  = 37

a) Hãy giải thích cách làm mỗi bạn.

b) Theo em nên làm cách nào.

> Lời giải:

a) Đối với bài làm của bạn Hùng:

- Áp dụng tính chất giao hoán để nhóm các số hạng cùng dấu lại rồi thu gọn sau đó tính tổng hai số thập phân trái dấu.

Đối với bài làm của bạn Liên:

- Nhóm cặp các số hạng một cách hợp lý thu gọn rồi tính tổng hai số hạng trái dấu.

b) Trong trường hợp trên nên làm theo cách của Liên vì phép toán nhóm từng cặp và tính ra tròn số → dễ tính toán hơn, kết quả đẹp hơn, tránh gây nhầm lẫn.

* Bài 20 trang 15 SGK Toán 7 Tập 1: Tính nhanh:

a) 6,3 + (-3,7) + 2,4 + (-0,3)

b) (-4,9) + 5,5 + 4,9 + (-5,5)

c) 2,9 + 3,7 + (-4,2) +(-2,9) + 4,2

d) (-6,5) .2,8 + 2,8.(-3,5)

> Lời giải:

a) 6,3 + (-3,7) + 2,4 + (-0,3)

= (6,3 + 2,4) + [(-3,7) + (-0,3)]

= 8,7 + [-(3,7+ 0,3)]

= 8,7 + (-4) = 4,7

b) (-4,9) + 5,5 + 4,9 + (-5,5)

= [(-4,9) + (4,9)] + [(5,5) + (-5,5)]

= 0 + 0 = 0

c) 2,9 + 3,7 + (-4,2) +(-2,9) + 4,2

= [(2,9) + (-2,9)] + [(4,2) + (-4,2)] + 3,7

= 0 + 0 + 3,7 = 3,7

d) (-6,5).2,8 + 2,8.(-3,5)

= 2,8.[(-6,5) + (-3,5)]

= 2,8.(-10) = -28

Trên đây là phần hướng dẫn giải bài tập về Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ, cộng trừ nhân chia số thập phân. Để nhuần nhiễn và ghi nhớ kỹ nội dung này, các em hãy làm thêm các bài tập cơ bản khác và sau đó làm các bài tập nâng cao nhé, chúc các em học tốt.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác