Vật lý 8 bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau: Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc đồ lặn chịu được áp suất lớn?
Nội dung bài viết này của KhốiA.Vn sẽ giúp các em giải đáp các câu hỏi như áp suất chất lỏng là gì? có đặc điểm gì? phụ thuộc vào những yếu tố nào? Bình thông nhau là gì? ứng dụng của bình thông nhau là gì? Công thức tính áp suất chất lỏng?...
I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng
• Do có trọng lượng nên chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
* Ví dụ: Người thợ lặn khi lặn dưới đáy biển sâu phải mặc bộ áo lặn có thể chịu được áp suất cao do phần nước biển phía trên ép xuống.
Bộ áo lặn có thể chịu được áp suất cao do phần nước biển phía trên ép xuống
II. Công thức tính áp suất chất lỏng
• Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h
Trong đó: h là chiều cao của cột chất lỏng (m)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
p là áp suất đáy cột chất lỏng (N/m2 hay Pa)
(Trọng lượng riêng bằng khối lượng riêng nhân với 10).
Công thức này cũng áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng.
> Chú ý:
- Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu h) có độ lớn như nhau.
- Nếu bình chứa hai chất lỏng không hòa tan thì áp suất tại một điểm ở đáy bình được tính bằng công thức: p = d1.h1 + d2.h2
Trong đó: h1 và h2 là độ cao của cột chất lỏng thứ nhất và thứ hai.
d1 và d2 là trọng lượng riêng của cột chất lỏng thứ nhất và thứ hai.
III. Bình thông nhau là gì? ứng dụng của bình thông nhau
- Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau.
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao (không phụ thuộc vào hình dạng của nhánh)
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, áp suất tại các điểm ở trên cùng mặt phẳng ngang đều bằng nhau.
> Lưu ý: Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng là máy thủy lực.
- Cấu tạo máy thủy lực: gồm hai xi lanh (một to, một nhỏ) được nối thông với nhau, chứa đầy chất lỏng
Ứng dụng của bình thông nhau - Máy thủy lực
Khi tác dụng một lực f lên pittong nhỏ có diện tích s, lực này gây áp suất lên chất lỏng. Áp suất này được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng tới pittong lớn có diện tích S và gây ra lực nâng F lên pittong này:
Trong đó:
+ f là lực tác dụng lên pit-tông có tiết diện s
+ F là lực tác dụng lên pit-tông có tiết diện S
→ S lớn hơn s bao nhiêu thì F sẽ lớn hơn f bấy nhiêu, nhờ đó mà ta có thể dùng tay nâng cả 1 chiếc ô tô.
Trên đây Khối A đã giới thiệu với các em về Công thức tính áp suất chất lỏng, Bình thông nhau là gì? Ứng dụng của bình thông nhau Vật lý 8. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn khối kiến thức này. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, KhốiA.Vn chúc các em thành công