Bài viết liên quan

Bài tập Photpho: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 49, 50 SGK Hóa 11 bài 10

11:32:3621/06/2022

Sau khi tìm hiểu nội dung lý thuyết về tính chất hóa học, tính chất vật lí của photpho, vị trí và cấu hình electron nguyên tử photpho; trạng thái tự nhiên, cách sản xuất và ứng dụng của photpho ở nội dung SGK Hóa 11 bài 10: Photpho

Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập về photpho (P): Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 49, 50 SGK Hóa 11 bài 10, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.

* Bài 1 trang 49 SGK Hóa 11: Nêu những điểm khác nhau về tính chất vật lí của P trắng và P đỏ. Trong điều kiện nào P trắng chuyển thành P đỏ và ngược lại?

> Lời giải:

 Những điểm khác nhau về tính chất vật lí của photpho trắng và photpho đỏ:

Photpho trắng Photpho đỏ

- Có mạng tinh thể phân tử. Phân tử gồm 4 nguyên tử liên kết bằng lực tương tác yếu

- Chất rắn màu trắng, trong suốt (hoặc hơi vàng), mềm

- Không ta trong nước, ta trong một số dung dịch C6H6, CS2

- Rất độc

- Nhiệt độ nóng chảy thấp

- Bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ lớn hơn 40oC

- Có cấu trúc dạng polime, có lực liên kết cộng hoá trị tương đối lớn

- Chất bột màu đỏ

- Không tan trong dung môi thông thường nào

- Không độc

- Khó nóng chảy

- Bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ lớn hơn 250oC

 Sự chuyển đổi giữa P trắng và P đỏ:

Sự chuyển đổi giữa photpho trắng và photpho đỏ

* Bài 2 trang 49 SGK hóa 11: Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau đây và cho biết trong các phản ứng này, P có tính khử hay tính oxi hoá?

1) P + O2 → P2O5

2) P + Cl→ PCl3

3) P + S → P2S3

4) P + S → P2S5

5) P + Mg → Mg3P2

6) P + KClO3 → P2O+ KCl

> Lời giải:

1) 

 

⇒ P nhường e nên là chất khử

2) 

 

⇒ P nhường e nên là chất khử

3) 

 

⇒ P nhường e nên là chất khử

4) 

 

⇒ P nhường e nên là chất khử

5) 

 

⇒ P nhận e nên là chất oxi hóa

6) 

 

⇒ P nhường e nên là chất khử

* Bài 3 trang 49 SGK Hóa 11: Thí nghiệm ở hình 2.13(SGK) chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ. Hãy quan sát, mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra?

> Lời giải:

• P đỏ được đặt trên thanh sắt gần ngọn lửa hơn P trắng (to cao hơn).

• Hiện tượng: P trắng bốc cháy còn P đỏ thì không. Chứng tỏ P trắng dễ phản ứng với oxi hơn P đỏ rất nhiều.

• Thực tế P trắng có thể bị oxi hoá trong không khí ở nhiệt độ thường (hiện tượng phát quang hoá học), còn P đỏ thì bốc cháy khi đun nóng ở nhiệt độ 250oC.

 4P +5O2 → 2P2O5

* Bài 4 trang 50 SGK hóa 11: Nêu những ứng dụng của photpho. Những ứng dụng đó xuất phát từ tính chất gì của photpho?

> Lời giải:

 Ứng dụng của photpho:

+ P đỏ được dùng trong sản xuất diêm.

+ Điều chế axit photphoric, thuốc trừ sâu chứa photpho…

+ Dùng trong quân sự: sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói…

+ Photpo còn là một nguyên tố rất cần cho con người nhất là trí thông minh, sáng tạo, phát triển xương. Cần cho cây nhất là cấy ăn quả.

 • Những ứng dụng đó xuất phát từ tính khử và tính oxi hoá của photpho.

* Bài 5 trang 50 SGK hóa 11: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra?

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng?

c) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng?

* Lời giải:

a) Phương trình phản ứng:

 4P + 5O2 → 2P2O5    (1)

 P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O    (2)

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH

Theo bài ra ta có số mol photpho: nP = 6,2/31 = 0,2(mol).

⇒ nP2O5 = (1/2)nP =(1/2).0,2 = 0,1 (mol). 

- Theo PTPƯ ta có: nNaOH = 4.nP2O5 = 4.0,1 = 0,4 (mol).

⇒ Khối lượng NaOH: mNaOH = n.M = 0,4.40 = 16 (g).

- Từ công thức: C% = .100%

⇒ khối lượng dung dịch NaOH:

 mNaOH dung dịch = (mct.100%)/(C%) = 16.(100/32) = 50,0 (g).

c) Tính nồng độ phần trăm của muối

- Theo PTPƯ: nNa2HPO4 = 2.nP2O5 = 0,1.2 = 0,2 (mol)

⇒ mNa2HPO4 = n.M = 0,2.142 = 28,4 (g)

- Theo định luật bảo toàn khối lượng: Khối lượng dung dịch sau phản ứng = khối lượng các chất tham gia phản ứng = mNaOH + mP2O5 = 50 + 0,1.142 = 64,2 (g).

⇒ C% Na2HPO4 = (28,4/64,2).100% = 44,24%

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số bài tập về Photpho: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 49, 50 SGK Hóa 11 trong nội dung bài học 10. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác