Bài viết liên quan

Bài tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 20 SGK Hóa 11 bài 4

10:47:0505/06/2022

Sau khi tìm hiểu về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li, biết được bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li, các viết phương trình ion thu gọn ở bài viết trước.

Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 20 SGK Hóa 11 bài 4, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.

* Bài 1 trang 20 SGK Hóa 11: Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li là gì? Lấy các ví dụ minh hoạ?

> Lời giải:

- Sau phản ứng tạo thành chất kết tủa

  Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

  2Na+ + CO3- + Ca2+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + CaCO3

  Ca2+ + CO3- → CaCO3

- Sau phản ứng tạo thành chất dễ bay hơi

  Na2S + 2HCl → 2NaCl + H2S↑

  2Na+ + S2- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2S↑

  2H+ + S2- → H2S↑

- Sau phản ứng tạo thành chất điện li yếu

  2CH3COONa +H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4

  2CH3COO- + 2Na+ + 2H+ + SO42- → 2CH3COOH +2Na+ + SO42-

  CH3COO- + H+ → CH3COOH

* Bài 2 trang 20 SGK Hóa 11: Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng với muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?

> Lời giải:

- Sản phẩm của phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit bazơ là muối và nước (H2O), mà nước là chất điện li yếu.

* Ví dụ: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O

- Sản phẩm của phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit là muối mới, và axit cacbonic (H2CO3) rất yếu, dễ dàng bị phân huỷ thành nước (H2O và khí cacbonic (CO2) Vậy sản phẩm cuối cùng sau phản ứng có chất dễ bay hơi (CO2) và chất điện li yếu (H2O).

* Ví dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl+ CO2↑ + H2O

- Theo điều kiện của phản ứng trao đổi thì phản ứng trên xảy ra được.

Bài 3 trang 20 SGK Hóa 11: Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?

> Lời giải:

* Ví dụ 1: AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3

AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:

Ag+ + NO3- + Na+ + Cl- → AgCl↓ + NO3- + Na+

Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2 ion sau:

Ag+ + Cl- → AgCl↓

Còn các ion NO3- và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng.

* Ví dụ 2: Na2SO3 + 2HCl → 2 NaCl + H2O + SO2

Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:

2Na+ + SO32- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + SO2

2H+ + SO32- → H2O + SO2

Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl- vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng.

Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.

* Bài 4 trang 20 SGK Hóa 11: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:

A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.

B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch là lớn nhất.

C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.

> Lời giải:

Chọn đáp án: C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. (chỉ rõ các ion tham gia phản ứng).

* Bài 5 trang 20 SGK Hóa 11: Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:

a) Fe2(SO4)3 + NaOH

b) NH4Cl + AgNO3

c) NaF + HCl

d) MgCl2 + KNO3

e) FeS (r) + 2HCl

g) HClO + KOH

> Lời giải:

a) Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3 Na2SO4 + 2Fe(OH)3

    Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

b) NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl↓

   Ag+ + Cl- → AgCl↓

c) NaF + HCl → NaCl + HF

    H+ + F+ → HF

d) MgCl2 + KNO3 → Không có phản ứng (do không hình thành chất kết tủa, bay hơi, hay điện li yếu)

e) FeS (r) +2HCl → FeCl+ H2S↑

    FeS (r) + 2H+ → Fe2+ + H2S↑

g) HClO +KOH → KClO + H2O

    HClO + OH- → H2O + ClO-

* Bài 6 trang 20 SGK Hóa 11: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo kết tủa Fe(OH)3?

A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4

B. Fe2(SO4)3 + KI

C. Fe(NO3)3 + Fe

D. Fe(NO3)3 + KOH

> Lời giải:

Chọn đáp án: D. Fe(NO3)3 + KOH

- PTPƯ : Fe(NO3)3 + 3KOH → Fe(OH)3↓ + 3KNO3

* Bài 7 trang 20 SGK Hóa 11: Lấy thí dụ và viết các phương trình hoá học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho phản ứng sau:

a. Tạo thành chất kết tủa

b. Tạo thành chất điện li yếu

c. Tạo thành chất khí

> Lời giải:

a) Tạo thành chất kết tủa:

  1)  AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

  Ag+ + Cl- → AgCl↓

  2) K2SO4 + Ba(OH)2 → 2KOH + BaSO4

  Ba2+ + SO42- → BaSO4

  3) Na2CO3 + MgCl2 → 2NaCl + MgCO3

   Mg2+ + CO32- → MgCO3

b) Tạo thành chất điện li yếu:

  1) 2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4

   CH3COO- + H+ → CH3COOH

  2) NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

   H+ + OH- → H2O

  3) NaF + HCl NaCl + HF

   H+ + F- → HF

c) Tạo thành chất khí:

  1/ FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

   FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S↑

  2/ K2SO3 + 2HCl → 2KCl + H2O + SO2

   2H+ + SO32- → H2O + SO2

  3) NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3↑ + H2O

   NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số Bài tập phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 20 SGK Hóa 11 trong nội dung bài học 4. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác