Sau khi tìm hiểu nội dung lý thuyết về tính chất hóa học, tính chất vật lí của axit photphoric H3PO4, cấu tạo phân tử axit photphoric; cách điều chế, nhận biết và ứng dụng của axit photphoric và muối photphat.
Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập về axit photphoric, muối photphat: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 49, 50 SGK Hóa 11 bài 10, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.
* Bài 1 trang 53 SGK Hóa 11: Viết phương trình hoá học dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa axit photphoric với lượng dư của:
a) BaO ; b) Ca(OH)2 ; c) K2CO3
> Lời giải:
• Các chất lấy dư nên muối tạo ra là muối trung hoà:
a) 2H3PO4 + 3BaO → Ba3(PO4)2↓ + 3H2O
- Phương trình phân tử trùng với phương trình ion thu gọn
b) 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O
2H3PO4 + 3Ca2+ + 6OH- → Ca3(PO4)2 + 6H2O
c) 2H3PO4 + 3K2CO3 → 2K3PO4 + 3H2O + 3CO2↑
2H3PO4 + 3CO32- → 2PO43- + 3H2O + CO2↑
* Bài 2 trang 53 SGK Hóa 11: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?
> Lời giải:
• Những tính chất chung của axit nitric và axit photphoric: Đều có tính axit
+ Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng
+ Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):
3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O
Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
+ Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:
2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2↑
2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2↑
• Những tính chất khác nhau của axit nitric và axit photphoric:
axit nitric (HNO3) | axit photphoric H3PO4 |
- Axit HNO3 là axit mạnh HNO3 → H+ + NO3- - Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O |
- Axit H3PO4 là một triaxit trung bình H3PO4 ⇆ H+ + H2PO4- H2PO4- ⇆ H+ + HPO42- HPO42- ⇆ H+ + PO43- - Axit H3PO4 không có tính oxi hoá. 3Fe + 2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2 S + H3PO4 → không phản ứng 3FeO +2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2O |
* Bài 3 trang 54 sgk hoá 11: Phương trình điện li tổng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:
H3PO4 ⇆ 3H+ + PO43-
Khi thêm HCl vào dung dịch:
A. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận.
B. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. Cân bằng trên không bị dịch chuyển.
D. Nồng độ PO43- tăng lên.
> Lời giải:
- Đáp án B.Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
- Khi thêm HCl vào làm tăng nồng độ H+ trong dung dịch. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ H+
⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
* Bài 4 trang 54 sgk hoá 11: Lập các phương trình hóa học sau đây:
a) H3PO4 + K2HPO4 →
1 mol 1mol
b) H3PO4 + Ca(OH)2 →
1 mol 1mol
c) 2H3PO4 + Ca(OH)2 →
2mol 1mol
d) 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 →
2mol 3mol
> Lời giải:
Đây là dạng bài giúp các em luyện tập cách viết PTPƯ tuỳ vào tỉ lệ mol mà tạo ra các sản phẩm khác nhau.
a) H3PO4 + K2HPO4 → 2KH2PO4
1 mol 1mol
b) H3PO4 + Ca(OH)2 → CaHPO4 + 2H2O
1 mol 1mol
c) 2H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca(H2PO4)2 + 2H2O
2mol 1mol
d) 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O
2mol 3mol
* Bài 5 trang 54 sgk hoá 11: Để thu được muối photphat trung hoà, cần lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1,00M cho tác dụng với 50,0ml H3PO4 0,50M?
> Lời giải:
- Theo bài ra, ta có:
nH3PO4 = V.CM = 0,05.0,5 = 0,025 (mol).
- Phương trình phản ứng:
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
- Từ PTPƯ suy ra:
nNaOH = 3nH3PO4 = 3. 0,025 = 0,075 (mol)
⇒ VNaOH = n/CM = 0,075/1 = 0,075 lít = 75ml
⇒ Kết luận: Cần 75ml NaOH 1,0M.
Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số bài tập về axit photphoric và muối photphat: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 53, 54 SGK Hóa 11 trong nội dung bài học 11. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.