Bài viết liên quan

Bài tập Axit Cacboxylic: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 210 SGK Hóa 11 bài 45

08:17:3204/06/2022

Sau khi tìm hiểu về axit cacboxylic, cách phân loại và gọi tên axit cacboxylic. Cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của axit cacboxylic, cách điều chế và ứng dụng ở bài viết trước.

Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập Axit Cacboxylic: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 210 SGK Hóa 11 bài 45, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.

* Bài 1 trang 210 SGK Hóa 11: Thế nào là axit cacbonxylic? Viết công thức cấu tạo, gọi tên các axit có công thức phân tử C4H8O2.

> Lời giải:

- Định nghĩa axit cacboxylic: Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon(1) hoặc nguyên tử hiđro.

((1): Nguyên tử cacbon này có thể của gốc hiđrocacbon hoặc của nhóm -COOH khác)

* Ví dụ: CH3-CH2-CH2-COOH: axit butanoic

  CH3-CH(CH3)-COOH: axit-2-metylpropanoic

* Bài 2 trang 210 SGK Hóa 11: Từ công thức cấu tạo, hãy giải thích tại sao axit fomic có tính chất của một anđehit.

> Lời giải:

- Do phân tử có nhóm –CHO nên axit fomic có tính chất của 1 anđehit

 

* Bài 3 trang 210 SGK Hóa 11: Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác có thể điều chế được axit fomic, axit axetic. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

> Lời giải:

- Các phương trình phản ứng từ metan điều chế axit fomic:

 CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl

 CH3Cl + Cl2  CH3OH + NaCl

 CH3OH + CuO  HCHO + Cu + H2O

 2HCHO + O2  2HCOOH

- Các phương trình phản ứng từ metan điều chế axit axetic:

 2CH4 - làm lạnh nhanh, 1500 độ C→ C2H2 + 3H2

 C2H2 + H2  C2H4

 CH2-CH2 + HOH  C2H5-OH 

 C2H5-OH + O CH3-COOH + H2O

* Bài 4 trang 210 SGK Hóa 11: Chất Y có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Z (C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại hợp chất nào sau đây?

A. Anđehit ;     B. Axit.

C. Ancol ;        D. Xeton.

> Lời giải:

- Đáp án: B. Axit

- Phương trình phản ứng minh họa:

   CH3CH2CH2COOH + NaOH → CH3CH2CH2COONa + H2O

* Bài 5 trang 210 SGK Hóa 11: Để trung hòa 150,0 gam dung dịch 7,40% của axit no, mạch hở, đơn chức X cần dùng 100,0 ml dung dịch NaOH 1,50M. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của chất X.

> Lời giải:

- Do axit no, mạch hở, đơn chức nên gọi công thức phân tử của X là CnH2n+1COOH (n ≥ 1)

- Theo bài ra, ta có: C% = .100% 

 ⇒ mX = (C%.mdd)/100% =

- Cũng theo bài ra, nNaOH = CM (NaOH).V = 1,5.0,1 = 0,15 (mol).

- Phương trình phản ứng:

 CnH2n+1COOH + NaOH → CnH2n+1COONa + H2O

- Theo PTPƯ: nCnH2n+1COOH = nNaOH = 0,15 (mol).

⇒ 

⇒ 14n + 46 = 74

⇒ n=2 ⇒ X: C2H5COOH (axit propanoic)

* Bài 6 trang 210 SGK Hóa 11: Trung hòa 16,60gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch natri hiđroxit thu được 23,20 gam hỗn hợp hai muối.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.

b) Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trước và sau phản ứng.

> Lời giải: 

a) Gọi số mol của axit axetic CH3COOH và axit fomic HCOOH lần lượt là x và y (mol).

- Phương trình phản ứng dạng phân tử:

 CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

  x mol                        x mol

 HCOOH + NaOH → HCOONa + H2O

  y mol                   y mol

- Phương trình phản ứng dạng ion rút gọn:

  CH3COOH + OH- → CH3COO- + H2O

  HCOOH + OH- → HCOO- + H2O

b) Theo đề bài ta có hệ phương trình: 

- Giải hệ ta được x = 0,2 (mol), y = 0,1 (mol).

⇒ mCH3COOH = 0,2.60 = 12 (g).

⇒ %mCH3COOH % = 72,3%

⇒ %mHCOOH = 100% - 72,3% = 27,7%

- Có: mCH3COONa = 0,2.82 = 16,4 (g)

⇒ %mCH3COONa % = 70,7%

⇒ %mHCOONa = 100% - 70,7% = 29,3%.

* Bài 7 trang 210 SGK Hóa 11: Đun 12,0 gam axit axetic với một lượng dư ancol etylic ( có axit H2SO4 đặc làm xúc tác ). Đến khi dừng thí nghiệm thu được 12,3 gam este.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Tính phần trăm khối lượng của axit đã tham gia phản ứng este hóa.

> Lời giải:

a) Phương trình hóa học:

  CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O

b) Theo bài ra, ta có: nCH3COOH = 12/60 = 0,2 (mol).

 nCH3COOC2H5 = 12,3/88 = 0,14 (mol).

- Theo PTPƯ: thì 1 mol CH3COOH tạo ra 1 mol CH3COOC2H5

- Nên ta có tỉ lệ: 

 

⇒ CH3COOH dư 

⇒ nCH3COOH (tham gia pư) = nCH3COOC2H5 = 0,14 (mol).

⇒ %maxit este hoá % = 70%.

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số Bài tập Axit Cacboxylic: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 210 SGK Hóa 11 trong nội dung bài học 45. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác