Bài viết liên quan

Bài tập Ankin: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 145 SGK Hóa 11 bài 32

18:30:0628/11/2022

Sau khi tìm hiểu phần kiến thức lý thuyết về tính chất hóa học, tính chất vật lí của ankin... ở nội dung SGK Hóa 11 bài 32.

Bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết ở trên để giải một số bài tập về ANKIN: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 145 SGK Hóa 11 bài 32, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.

* Bài 1 trang 145 SGK Hóa 11: a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankin có công thức C4H6 và C5H8.

b) Viết công thức cấu tạo của các ankin có tên sau: pent-2-in ; 3-metylpent-1-in; 2,5- đimetylhex-3-in

> Giải bài 1 trang 145 SGK Hóa 11:

a) Công thức cấu tạo có thể có của ankin có công thức phân tử C4H6 là:

 CH≡CH-CH2-CH3: But-1-in

 CH3-C≡C-CH3: But-2-in

- Công thức cấu tạo có thể có của ankin có công thức phân tử C5H8 là:

 CH≡CH-CH2-CH2-CH3: Pent-1-in

 CH3-C≡C-CH2-CH3: Pent-2-in

  : 3-metylbut-1-in 

b) pen-2-in: CH3-C≡C-CH2-CH3

 3-metylpent-1-in: 

 2,5-dimetylhex-3-in: 

* Bài 2 trang 145 SGK Hóa 11: Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propin và các chất sau:

a) hidro có xúc tác Pd/PbCO3

b) dung dịch brom (dư)

c) dung dịch bạc nitrat trong amoniac

d) hidro clorua có xúc tác HgCl2

> Giải bài 2 trang 145 SGK Hóa 11:

a) CH≡C-CH3 + H2 CH2=CH-CH3

b) CH≡C-CH3 + 2Br2 (dư) → CHBr2-CBr2-CH3

c) CH≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C-CH3 + NH4NO3

d) CH≡C-CH3 + HCl  CH2=CCl-CH3

* Bài 3 trang 145 SGK Hóa 11: Trình bày phương pháp hóa học:

a) Phân biệt axetilen với etilen

b) Phân biệt ba bình không dán nhãn chứa mỗi khí không màu sau: metan, etilen, axetilen

> Giải bài 3 trang 145 SGK Hóa 11:

a) Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, chất nào tạo kết tủa thì đó là axetilen, chất nào không tạo kết tủa thì là etilen.

- Phương trình phản ứng:

 CH ≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ +2NH4NO3

b) Lấy từ 3 bình các mẫu nhỏ để phân biệt.

- Lần lượt dẫn các mẫu khí qua dung dịch AgNO3/NH3, mẫu nào làm dung dịch xuất hiện kết tủa thì đó là axetilen

CH ≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC≡CAg↓ +2NH4NO3

- Lần lượt dẫn 2 mẫu khí còn lại qua dung dịch brom, mẫu khí nào làm nhạt màu nước brom là etilen.

CH2=CH2 + Br2 → BrCH2=CH2Br

- Mẫu còn lại là metan.

* Bài 4 trang 145 SGK Hóa 11: Cho các chất sau: metan,etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom

B. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac

C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Brom

D. Không có chất nào làm nhạt màu dung dịch kali pemangalat

> Giải bài 4 trang 145 SGK Hóa 11:

- Đáp án: C. Có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Brom (do có liên kết π)

- Phương trình hóa học:

   CH2=CH2 +Br→ CH2Br-CH2Br

   CH3-C≡C-CH3 + 2Br2→CH3-CBr2-CBr2 –CH3

   CH≡CH + 2Br2→CHBr2 -CHBr2

* Bài 5 trang 145 SGK Hóa 11: Dẫn 3,36 lít khí hỗn hợp A gồm propin và eilen đi vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy còn 0,840 lít khí thoát ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc.

a) Tính phần trăm thể tích etilen trong A

b) Tính m

> Giải bài 5 trang 145 SGK Hóa 11:

a) Khi dẫn hỗn hợp A đi qua dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thì propin sẽ tác dụng hết với AgNO3/NH3, etilen không tác dụng.

⇒ 0,840 lít khí thoát ra là etilen: %VC2H4 = % = 25%.

b) Thể tích proprin là: 3,36 - 0,84 = 2,52 (lít).

⇒ nC3H4 (CH≡C-CH3) = 2,52/22,4 = 0,1125(mol).

 CH≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 → CAg≡C-CH3↓ + NH4NO3

 0,1125 mol                          0,1125 mol

- Từ PTPƯ ⇒ nCAg≡C-CH3↓ = nC3H4 = 0,1125

mCAg≡C-CH3↓ = n.MCAg≡C-CH3↓ = 0,1125. 147 = 16,5375(g).

* Bài 6 trang 145 SGK Hóa 11: Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3

A. 1 chất ;       B. 2 chất ;

C. 3 chất ;      D. 4 chất.

Hãy chọn đáp án đúng

> Giải bài 6 trang 145 SGK Hóa 11:

- Đáp án: B. 2 chất.

 CH≡C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C-CH2-CH2-CH3 + NH4NO3

  

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số bài tập về ANKIN: Giải bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 145 SGK Hóa 11 trong nội dung bài học 32. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác