Bài tập rút gọn đơn thức, tính tích và tìm bậc của đơn thức - Toán 7 bài 3 tập 2 chương 4

10:06:2531/07/2021

Ở nội dung bài viết trước các em đã biết đơn thức là gì? bậc của đơn thức tính như thế nào và cách rút gọn đơn thức.

Bài viết này chúng ta sẽ áp dụng các kiến thức lý thuyết đó để giải một số bài tập về đơn thức như: Rút gọn, tính tích và tìm bậc của đơn thức.

Đơn thức là gì? bậc của đơn thức là gì? cách nhân và rút gọn đơn thức

* Bài 10 trang 32 SGK Toán 7 tập 2: Bạn Bình viết ba ví dụ về đơn thức như sau:

 

Em hãy kiểm tra xem bạn viết đã đúng chưa.

> Lời giải:

- Bạn Bình đã viết đúng hai đơn thức đó là:

  

Biểu thức (5 - x)x2 = 5x2 - x3 KHÔNG phải đơn thức vì trong biểu thức có chứa phép trừ.

* Bài 11 trang 32 SGK Toán 7 tập 2: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức?

> Lời giải:

- Theo định nghĩa, các biểu thức sau là đơn thức:

b) 9x2yz;    và     c) 15,5;

- Hai biểu thức a) và d) không phải là đơn thức vì chúng có chứa phép cộng hoặc phép trừ.

* Bài 12 trang 32 SGK Toán 7 tập 2: a) Cho biết phần hệ số, phần biến của mỗi đơn thức sau:

 2,5x2y;       0,25x2y2.

b) Tính giá trị của mỗi đơn thức trên tại x = 1 và y = -1.

> Lời giải:

a) Cho biết phần hệ số và phần biến của đơn thức:

- Đơn thức 2,5x2y có hệ số là 2,5; phần biến là x2y

- Đơn thức 0,25x2y2 có hệ số là 0,25; phần biến là x2y2

b) Tính giá trị của đơn thức:

- Thay x = 1 và y = –1 vào từng đơn thức ta được:

 2,5x2y = 2,5.12.(–1) = –2,5

 Vậy đơn thức 2,5x2y có giá trị bằng –2,5 tại x = 1 và y = –1.

- Thay x=1 và y = -1 vào đơn thức 0,25x2y2 ta được:

 0,25x2y2 = 0,25(1)2(–1)2 = 0,25.1.1= 0,25

Vậy đơn thức 0,25x2y2 có giá trị bắng 0,25 tại x =1 và y = –1.

* Bài 13 trang 32 SGK Toán 7 tập 2: Tính tích các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức thu được:

> Lời giải:

- Ta có:

 

Bậc của đơn thức trên là tổng số mũ của các biến x và y

Số mũ của biến x là 3 ; số mũ của biến y là 4

⇒ Bậc của đơn thức đó là: 3 + 4 = 7.

- Ta có: 

 

Bậc của đơn thức trên là tổng số mũ của các biến x và y

Số mũ của biến x là 6; số mũ của biến y là 6.

⇒ Bậc của đơn thức đó là 6 + 6 = 12.

> Nhận xét: Khi nhân hai đơn thức các em thấy thực chất là tương tự như chúng ta rút gọn đơn thức.

* Bài 14 trang 32 SGK Toán 7 tập 2: Hãy viết các đơn thức với biến x, y và có giá trị bằng 9 tại x = -1 và y = 1.

> Lời giải:

+ Ta phân tích thấy:

- Vì tích của bất kì số nào với 1 đều bằng chính nó. Bên cạnh đó, x và y là khác dấu. Do đó, để đơn thức có giá trị = 9 thì chúng ta có hai cách:

Lấy tích của -9 với số mũ lẻ của x như: -9x; -9x3, -9x5, ...

Khi đó với x =-1 giá trị biểu thức dạng: (-9).(-1)1 = (-9).(-1)3 = ... = 9.

Lấy tích của 9 với số mũ chẵn của x như: -9x; -9x3, -9x5, ...

Khi đó với x =-1 giá trị biểu thức dạng: 9.(-1)2 = 9.(-1)4 = ... = 9.

- Mặt khác, vì y không ảnh hưởng đến dấu của đơn thức, nên số mũ của y bằng bao nhiêu cũng được.

+ Vậy một số đơn thức thỏa điều kiện

Có nhiều đươn thức thỏa điều kiện, đơn thức đơn giản nhất là: 9x2y.

Một số đơn thức khác cũng thỏa như: 9x2y2; 9x4y3; 9x6y4,...

Trên đây là một số hướng dẫn giải bài tập về đơn thức, cách rút gọn, tính tích và bậc của đơn thức. Hy vọng qua nội dung bài tập này và kiến thức lý thuyết trước các em đã hiểu rõ về đơn thức, đồng thời vận dụng được khi gặp các dạng toán liên quan.

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
Hoàng bảo phong
Quá hay
Trả lời -
23/05/2022 - 22:53
captcha
Xem thêm bình luận
1 trong số 1
Bài viết khác