Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng với muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?
Bài 2 trang 20 SGK Hóa 11: Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng với muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?
Giải bài 2 trang 20 SGK Hóa 11:
- Sản phẩm của phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit bazơ là muối và nước (H2O), mà nước là chất điện li yếu.
* Ví dụ: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O
- Sản phẩm của phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit là muối mới, và axit cacbonic (H2CO3) rất yếu, dễ dàng bị phân huỷ thành nước (H2O và khí cacbonic (CO2) Vậy sản phẩm cuối cùng sau phản ứng có chất dễ bay hơi (CO2) và chất điện li yếu (H2O).
* Ví dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl+ CO2↑ + H2O
- Theo điều kiện của phản ứng trao đổi thì phản ứng trên xảy ra được.
Trên đây Khối A đã hướng dẫn các em giải bài 2 trang 20 SGK Hoá 11. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.
• Xem Hướng dẫn giải bài tập Hoá học 11
>> Bài 4 trang 20 SGK Hoá 11: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết...
>> Bài 6 trang 20 SGK Hoá 11: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo kết tủa Fe(OH)3?...