Phép trừ số nguyên và Quy tắc dấu ngoặc trong phép trừ số nguyên? Toán 6 bài 4 c2cd1

10:06:0809/11/2023

Lý thuyết bài 4, chương 2, SGK Cánh diều tập 1 về Phép trừ số nguyên và quy tắc dấu ngoặc trong phép trừ số nguyên.

 

Phép trừ số nguyên và quy tắc dấu ngoặc trong phép trừ số nguyên như nào? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.

I. Phép trừ hai số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b: 

a – b = a + (– b).

* Chú ý: Phép trừ trong không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong luôn thực hiện được.

* Ví dụ: Thực hiện phép trừ các số nguyên sau:

 (–10) – 15 = (–10) + (–15) = –(10 + 15) = –25

 6 – 18 = 6 + (–18) = –(18 – 6) = –12

II. Quy tắc dấu ngoặc

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước thì giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

a + (b + c) = a + b + c

a + (b – c) = a + b – c.

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "–" đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: dấu "+" thành dấu "–" và dấu "–" thành dấu "+".

a – (b + c) = a – b – c

a – (b – c) = a – b + c.

* Ví dụ: Tính (– 147) – (13 – 47). 

Ta có: 

 (– 147) – (13 – 47) 

= (– 147) – 13 + 47  (quy tắc dấu ngoặc)

= (– 147) + 47 – 13  (tính chất giao hoán)

a – (b + c) = a – b – c

a – (b – c) = a – b + c.

= [(– 147) + 47] – 13  (tính chất kết hợp)

= [– (147 – 47)] – 13

= (– 100) – 13 

= (– 100) + (– 13) 

= – (100 + 13) 

= – 113. 

Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Phép trừ số nguyên và Quy tắc dấu ngoặc trong phép trừ số nguyên? Toán 6 bài 4 SGK Cánh diều tập 1 chương 2 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công. 

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác