Lý thuyết bài 6, chương 3, SGK Toán 6 Cánh diều tập 1 về Hình có trục đối xứng là gì, trục đối xứng của một số hình.
Hình có TÂM đối xứng là gì, TÂM đối xứng của một số hình như nào? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.
1. Cho đường tròn tâm O, đường kính AB.
- Vì O là trung điểm của đoạn thẳng AB nên ta nói hai điểm A và B đối xứng với nhau qua tâm O.
- Đường tròn tâm O là Hình có tâm đối xứng, tâm đối xứng chính là tâm O của đường tròn.
2. Lấy bốn chiếc ê ke giống nhau để xếp thành hình. Ta được một hình mới là Hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.
* Chú ý : Hình có tâm đối xứng còn được gọi là hình đối xứng tâm.
→ Mỗi hình có một điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được “trùng khít” với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay). Những hình như thế được gọi là “hình có tâm đối xứng” và điểm O được gọi là “tâm đối xứng” của hình.
1. Đoạn thẳng AB là Hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng là trung điểm M của đoạn thẳng đó.
2. Hình tròn là Hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng là tâm của nó.
3. Hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình lục giác đều có tâm đối xứng là giao điểm của các đường chéo.
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Hình có TÂM đối xứng là gì, TÂM đối xứng của một số hình? Toán 6 bài 6 SGK Cánh diều tập 1 chương 3 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.