Cách giải Bài 3 trang 22 Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 - SGK đầy đủ dễ hiểu nhất
Bài 3 trang 22 Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2:
a) Vẽ đồ thị các hàm số sau đây trên cùng một mặt phẳng tọa độ:
y = x; y = x +2; y = –x; y = –x + 2
b) Bốn đồ thị nói trên cắt nhau tại các điểm O(0;0), A, B, C. Tứ giác có 4 đỉnh O, A, B, C là hình gì? Giải thích.
Giải bài 3 trang 22 Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2:
a) Vẽ đồ thị các hàm số trên cùng một mặt phẳng tọa độ:
• Với hàm số y = x, cho x = 1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = x đi qua các điểm O(0; 0) và C(1; 1).
• Với hàm số y = x + 2, cho x = 0 thì y = 2, cho x = −1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = x + 2 đi qua các điểm B(0; 2) và A(−1; 1).
• Với hàm số y = −x, cho x = −1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = −x đi qua các điểm O(0; 0) và A(−1; 1).
• Với hàm số y = −x + 2, cho x = 0 thì y = 2, cho x = 1 thì y = 1.
Đồ thị hàm số y = −x + 2 đi qua các điểm B (0; 2) và C(1; 1).
b) Tứ giác có 4 đỉnh O, A, B, C là hình gì? Giải thích.
Ta có:
Đường thẳng y = x song song với đường thẳng y = x + 2 suy ra OC // AB.
Đường thẳng y = −x song song với đường thẳng y = −x + 2 suy ra OA // BC.
Tứ giác OABC có: OC // AB, OA // BC
⇒ Tứ giác OABC là hình bình hành.
Hình bình hành OABC có hai đường chéo OB và AC vuông góc và bằng nhau
⇒ Tứ giác OABC là hình vuông.
Trên đây KhoiA.Vn đã viết nội dung bài 3 trang 22 Toán 8 Chân trời sáng tạo Tập 2 và hướng dẫn cách giải bài 3 trang 22 Toán 8 Chân trời sáng tạo SGK đầy đủ chính xác nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.
• Xem hướng dẫn giải bài tập Toán 8 trang 22 tập 2 Chân trời sáng tạo